Thứ bảy 14/09/2024 21:17
Gìn giữ văn hoá người Hà Nội từ hoạt động hoà giải ở cơ sở

Kỳ cuối: Truyền đi ngọn lửa giữ ấm tình làng, nghĩa xóm, văn hoá của người Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, có thể nói đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả. Bởi hòa giải thành sẽ hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp duy trì mối quan hệ đoàn kết, gìn giữ văn hoá trong cộng đồng dân cư.
Kỳ cuối: Truyền đi ngọn lửa giữ ấm tình làng, nghĩa xóm, văn hoá của người Hà Nội

Cuộc thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ 4 khu vực miền Bắc, Đội thi Hà Nội dự thi với tiểu phẩm hòa giải tranh chấp di sản nhạy cảm và khó khăn. Ảnh: Khánh Huy

Hòa giải ở cơ sở là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội đoàn kết, hoà hợp

Có thể thấy, hòa giải ở cơ sở là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội đoàn kết, hòa hợp, đồng thuận, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, tạo tiền đề cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Với vị trí và vai trò quan trọng đó, hòa giải ở cơ sở từ chỗ là một hoạt động mang tính chất tự phát trong nội bộ Nhân dân đã trở thành hoạt động của một tổ chức quần chúng được Nhà nước thừa nhận. Ngay từ thời kỳ phong kiến, chế định hòa giải ở cơ sở đã được hình thành, trong các bản hương ước, quy ước của làng, xã đều quy định: hoà giải mâu thuẫn, hiềm khích trong nhân dân là bắt buộc. Các loại vụ, việc tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ thuộc phạm vi hòa giải gồm xích mích giữa các thành viên trong gia đình, giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng, tranh chấp nhỏ phát sinh từ quan hệ dân sự.

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, chế định hòa giải được Nhà nước hết sức chú trọng và phát triển. Nhiều sắc lệnh về tổ chức bộ máy nhà nước được ban hành, trong đó quy định “Ban tư pháp xã hoà giải tất cả các việc hộ và thương mại do các người đương sự muốn mang ra trước ban tư pháp ấy”. Trải qua các thời kỳ giữ nước và dựng nước của dân tộc, hòa giải ở cơ sở luôn được đánh giá cao không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp ở cơ sở có hiệu quả mà còn là một phương thức an dân, vận động nhân dân phát huy sức mạnh tập thể, cùng thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của địa phương và đất nước.

Để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động hòa giải đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã quy định “Tăng cường đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật … thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải…”.

Tiếp đến Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 cũng quy định một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật “Thông qua… hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở”.

Bề dày văn hoá phong phú chính là cơ sở vững chắc của ý thức cộng đồng dân tộc. Tất cả người Việt dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở núi rừng, biển đảo hay cư trú ở nước ngoài đều xác định mình là con cháu Lạc Hồng, đều có chung tổ tiên, có chung ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào 10-3 Âm lịch hằng năm. Chính nhờ có ý thức sâu sắc về cội nguồn dân tộc, nhân dân Việt Nam đời này qua đời khác đã luôn cố gắng, bảo vệ, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là sự bảo tồn nền văn hoá dân tộc trước sự xâm thực và đồng hoá của ngoại bang.

Trong đó, hoà giải là một phương thức phổ biến, góp phần giữ vững đoàn kết trong nội bộ Nhân dân. Đó là một hiện tượng xã hội - pháp luật - văn hóa thấm vào đời sống của nhân dân ta hàng thế kỷ, trở thành một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp. Trong văn hoá ứng xử, ý thức cộng đồng Việt Nam cũng được biểu hiện rõ nét, đó là tình yêu thương, tính nhân văn “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, hay lòng nhân ái, khoan dung, vị tha “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, “một điều nhịn, chín điều lành”.

Tinh thần đó của cộng đồng khuyến khích những giá trị nhân văn trong quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng. Sức mạnh tinh thần của cá nhân kết tụ lại trong sức mạnh của cộng đồng; sức mạnh cộng đồng hòa nhập trong sức mạnh cá nhân đã đem lại ý chí và niềm tin vào tính nhân bản của con người, đó là yếu tố tinh thần rất quan trọng của hòa giải.

Hòa giải cũng phản ánh văn hóa pháp lý trong xã hội

Các nhà nghiên cứu cho rằng, văn hoá pháp lý bao gồm các yếu tố: ý thức pháp luật; hệ thống pháp luật; hành vi, lối sống theo pháp luật của từng cá nhân, cộng đồng và cách thức, trình độ sử dụng các công cụ pháp luật của nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước và xã hội.

Kỳ cuối: Truyền đi ngọn lửa giữ ấm tình làng, nghĩa xóm, văn hoá của người Hà Nội

Hoà giải viên phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tiến hành hoà giải ở cơ sở. Ảnh: Bạch Dương

Bản chất của văn hoá pháp lý được thể hiện ở sự hài hoà giữa tính nhân văn và tính xã hội của các giá trị tinh thần trong hòa giải. Tính nhân văn phản ánh các nhu cầu và lợi ích của con người, quy định và điều chỉnh các quan hệ giữa người với người theo những chuẩn mực chung, đó là công khai, dân chủ, bình đẳng, công bằng, tự do.

Khi tham gia vào đời sống pháp luật, mỗi chủ thể đều phải tôn trọng những chuẩn mực chung, gạt bỏ hoặc tự hạn chế những yêu cầu riêng, lợi ích riêng. Những chuẩn mực chung này được thể hiện công khai, cụ thể dưới dạng những nguyên tắc, quy tắc ứng xử. Các chủ thể phải được tôn trọng, phải tôn trọng lẫn nhau, có nghĩa vụ và trách nhiệm với mình và với xã hội; mỗi người sống vì mọi người, mọi người vì mỗi người; biết chia sẻ, nhường nhịn để có cuộc sống yên bình, hạn chế xung đột, mâu thuẫn.

Bên cạnh đó, tính xã hội của văn hoá pháp lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến thể chế hòa giải. Pháp luật là một đại lượng chung, thể hiện ý chí chung của các tầng lớp trong xã hội. Đó không phải là con số cộng đơn giản các ý chí, lợi ích của từng cá nhân hay nhóm xã hội, mà là sự kết tinh những giá trị có tính điển hình, phổ biến, hợp lý và được thừa nhận rộng rãi.

Nhưng do tính chất phức tạp của các mối quan hệ xã hội, pháp luật chỉ có khả năng lựa chọn những cái cơ bản, điển hình, phổ biến để quy định và điều chỉnh và thông qua đó để tác động tới các quan hệ xã hội khác vận động và phát triển theo đúng quy luật, định hướng, yêu cầu và mục đích đặt ra. Trong khi đó, hòa giải là một thể chế phi cưỡng chế, hoàn toàn tự nguyện, không sử dụng nhiều đến pháp luật nhưng đã phát huy tác dụng của mình mà không cần đến phương tiện cưỡng chế nào.

Ngoài ra, phải kể đến ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, phật giáo đến hòa giải, được thể hiện đậm nét trong các bản hương ước - lệ làng, nơi có nhiều quy định về hòa giải. Đối với Nho giáo, hương ước là bản lệ làng thành văn của các làng xã cổ truyền Việt Nam được các nhà nho soạn thảo, dân làng thông qua, chính quyền phê duyệt và cùng nhau thi hành. Các tư tưởng tiến bộ của Nho giáo tác động đến đời sống cộng đồng làng xã và tinh thần đoàn kết, hòa giải làng xã chủ yếu là hiếu đễ (một phần quan trọng của đạo Tam cương), hòa thuận xóm giềng, đoan chính, luân thường, kính lão, trọng học vấn.

Hiện nay, hòa giải tiếp tục phát huy nét văn hóa của mình. Một trong những quan điểm nêu tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Đó chính là định hướng quan trọng để tiếp tục củng cố và phát triển thể chế hòa giải ở Việt Nam trong thời gian tới.

Hòa giải ở cơ sở không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà còn là một phương thức phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực, nhằm giữ gìn, duy trì đoàn kết trong nội bộ Nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư; hướng tới xây dựng một xã hội đồng thuận, đoàn kết, gìn giữ văn hoá người Hà Nội, cùng thực hiện những nhiệm vụ cách mạng do Đảng và Nhà nước đề ra.
Kỳ 1: Những câu chuyện hàn gắn tình cảm xúc động… Kỳ 1: Những câu chuyện hàn gắn tình cảm xúc động…
Kỳ 2: Những người âm thầm góp phần Kỳ 2: Những người âm thầm góp phần "giữ lửa" văn hoá người Hà Nội
Nhật Nam - Nguyễn Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Người đẹp Nguyễn Cao Kỳ Duyên hoàn toàn “trắng tay” các giải thưởng phụ tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2024

Người đẹp Nguyễn Cao Kỳ Duyên hoàn toàn “trắng tay” các giải thưởng phụ tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2024

Sau 5 tập thử thách và phần thi bán kết, Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên vẫn chưa giành chiến thắng chính thức phần thi phụ, dù màn trình diễn của người đẹp quê Nam Định được đánh giá cao.
Phim Việt doanh thu cao nhất mọi thời đại ẵm "cơn mưa" Cánh diều Vàng nhưng đạo diễn vắng mặt

Phim Việt doanh thu cao nhất mọi thời đại ẵm "cơn mưa" Cánh diều Vàng nhưng đạo diễn vắng mặt

Phim "Mai" có doanh thu cao nhất phòng vé Việt từ trước đến nay giành 4 giải Vàng tại Cánh Diều 2024. Tuy nhiên, vì lý do cá nhân nên đạo diễn Trấn Thành đã không có mặt để nhận giải.
Có gì đặc biệt ở phim Việt vừa đoạt 2 giải Liên hoan phim Venice?

Có gì đặc biệt ở phim Việt vừa đoạt 2 giải Liên hoan phim Venice?

"Mưa trên cánh bướm" của đạo diễn Dương Diệu Linh nhận hai giải tại Tuần lễ phê bình phim quốc tế LHP Venice, trong đó có giải Phim hay nhất.
Trái tim nồng ấm của chàng trai Hà thành

Trái tim nồng ấm của chàng trai Hà thành

Tưởng là chàng trai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Không vì bệnh tật mà Tưởng bi quan, nhụt chí trong cuộc sống. Với cậu, đó là một thử thách mình cần vượt qua.
Người bạn phương xa

Người bạn phương xa

Ngày cậu về với miền quê đầy nắng và gió của tớ, tớ cảm thấy cậu là một người rất đặc biệt. Một cô bé có làn da trắng trẻo, khoác lên mình một chiếc váy rất đẹp
Nghệ nhân trẻ giữ lửa văn hóa làng cổ

Nghệ nhân trẻ giữ lửa văn hóa làng cổ

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát thực hiện mô hình đèn Trung thu từ hình tượng con trâu kết hợp với cổng làng Mông Phụ, lồng ghép câu chuyện văn hóa bản địa.
Giữ lửa nghề gốm cổ Bát Tràng

Giữ lửa nghề gốm cổ Bát Tràng

Là người khởi xướng mô hình du lịch trải nghiệm làm gốm đầu tiên tại làng nghề gốm Bát Tràng, đến nay nghệ nhân Phùng Quang Đăng (SN 1971, trú tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở thành “đại sứ văn hóa” truyền đam mê nghề gốm đến du khách trong nước và quốc tế.
Hà Nội trong tôi: dáng Thu Hà Nội bên tà áo dài truyền thống

Hà Nội trong tôi: dáng Thu Hà Nội bên tà áo dài truyền thống

Sự kiện "Đi xe đạp cùng áo dài kết nối di sản Hà Nội lần thứ 2" qua các tuyến phố, những điểm di tích lịch sử - di sản của Hà Nội.
Thu Hà Nội - mùa Thu lịch sử

Thu Hà Nội - mùa Thu lịch sử

Đến với mùa Thu Hà Nội, du khách được thưởng thức mùa đẹp nhất trong năm với khí hậu dịu mát, cảnh sắc yên bình, lãng mạn, làm xao xuyến bao con tim.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động