Thứ sáu 22/11/2024 14:55
Xây dựng Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo:

Kỳ 1: Phát huy hơn nữa sự tham gia của nguồn lực tri thức

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đổi mới sáng tạo là lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Với vị thế Thủ đô, Hà Nội hội tụ nhiều yếu tố để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước và cả khu vực ASEAN. Trong đó, theo ý kiến đóng góp của GS Nguyễn Lân Dũng, TP nên phát huy hơn nữa sự tham gia của đội ngũ tri thức và sáng tạo khoa học của họ vào các mặt của đời sống, tạo động lực cho sự phát triển.
Hà Nội cơ chế mạnh mẽ hơn nữa để đem ứng dụng KH&CN của tri thức Thủ đô vào giải quyết những mặt khác nhau của đời sống (Ảnh: T.V)
Hà Nội cần có cơ chế mạnh mẽ hơn nữa để đem ứng dụng KH&CN của tri thức Thủ đô vào giải quyết những mặt khác nhau của đời sống (Ảnh: T.V)

Nguồn lực tri thức khoa học mạnh mẽ

Trên địa bàn TP Hà Nội tập trung hơn 70% tổ chức khoa học và công nghệ, trường ĐH và viện nghiên cứu của cả nước; 14 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, chiếm 82% số phòng thí nghiệm của cả nước. Cũng trong năm 2021, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đã chính thức được khởi công tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định đây là sự kiện đầu tiên trong năm 2021 về đổi mới sáng tạo, khởi đầu của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của đổi mới sáng tạo mà Việt Nam đang nhanh chóng nắm bắt để bứt phá vươn lên.

Một thuận lợi nữa tại Hà Nội, đó là số nhà khoa học đầu ngành đang sinh sống và làm việc tại đây chiếm hơn 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước. TP cũng đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành TP “Xanh - Thông minh - Hiện đại” có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế và đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là TP kết nối toàn cầu.

Muốn vậy, huy động nguồn sáng tạo từ đội ngũ tri thức là rất quan trọng. Thời gian qua, TP đã chủ động phát huy và tranh thủ các nguồn lực, trí tuệ của đội ngũ trí thức trên địa bàn tham gia đóng góp vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và TP. Cùng với đó, đội ngũ trí thức cũng tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới; tư vấn, phản biện trong việc xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách; trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; từng bước nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung, vươn lên tiếp cận với trình độ khu vực và thế giới.

Ứng dụng mạnh mẽ sáng tạo của đội ngũ tri thức vào cuộc sống

Quá trình ứng dụng công nghệ trong xây dựng TP Hà Nội sáng tạo có thể nhận thấy ở mốt số lĩnh vực như: trong bảo tồn và quảng bá văn hóa Thủ đô; trong xây dựng, quản lý đô thị và bảo vệ môi trường; trong cải cách thủ tục hành chính; trong phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả lao động...

Theo báo cáo của Sở Khoa học - Công nghệ (KH&CN) Hà Nội, Sở đã triển khai nhiều đề tài trong lĩnh vực môi trường đem lại nhiều những hiệu quả tích cực, như là: đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất túi đựng rác tự hủy từ nhựa phế thải” một phần đã khắc phục được vấn nạn của túi ni lông được làm từ dầu mỏ nguyên chất; đề tài nghiên cứu hạt polyme siêu hấp thụ nước AMS-1 có khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, cải tạo đất giúp cây trồng phát triển tốt, năng suất tăng, không gây độc hại và an toàn với môi trường. Đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường hiện đại, kết nối với nhau, giúp TP đánh giá về diễn biến môi trường; đưa ra cảnh báo sớm về ô nhiễm không khí, môi trường nước...

Bên cạnh đó, TP cũng thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, chiếu sáng. Hỗ trợ DN áp dụng công nghệ sản xuất xanh, sạch; từng bước chuyển đổi, sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường. Hoàn thành lập hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về đất đai. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà máy đốt rác phát điện theo công nghệ hiện đại, các nhà máy xử lý nước thải; hệ thống thu gom, trạm xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp và làng nghề…

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn, các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của TP vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Lĩnh vực này chưa thực sự trở thành động lực quan trọng để nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Trong đó, có nguyên nhân ở việc TP còn thiếu chiến lược và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức cơ bản và lâu dài. Thực tế, đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đào tạo, bồi dưỡng ĐH và sau ĐH chưa ngang tầm với khu vực, thế giới; phát hiện, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài chưa hiệu quả; chưa thu hút và phát huy hiệu quả tiềm năng đội ngũ trí thức trong phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Theo GS Nguyễn Lân Dũng: “Đội ngũ tri thức của Thủ đô phát triển mạnh mẽ và họ cần mạng lưới kết nối hiệu quả. TP cần có những cơ chế mạnh mẽ hơn nữa để đem ứng dụng KH&CN của chính những tri thức Thủ đô vào giải quyết những mặt khác nhau của đời sống: Ví dụ như xử lý rơm rạ bằng vi sinh, bằng khoa học công nghệ thay vì cứ để nhân dân đốt rơm rạ như hiện nay. Tôi được biết đã có nhiều đề tài khoa học về vấn đề này. Hay trong nông nghiệp, trong giao thông, kiểm soát khí thải… sáng kiến của các nhà khoa học cần được tạo điều kiện để ứng dụng mạnh mẽ hơn. TP sáng tạo không thể xa rời các sáng kiến khoa học được”.

(Còn nữa)

Thế Vinh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động