Kinh nghiệm tuyên truyền rí rỏm hiệu quả tiết kiệm điện ở một số quốc gia trên thế giới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Kinh nghiệm tuyên truyền rí rỏm hiệu quả tiết kiệm điện ở một số quốc gia trên thế giới |
Tiết kiệm điện từ hành động đến điều chỉnh hành vi
Hành vi tiết kiệm điện gồm hai khía cạnh cơ bản là hành động theo thói quen như cắt giảm trực tiếp và điều chỉnh hành vi, thay đổi thói quen sử dụng; đầu tư vào thiết bị công nghệ tiết kiệm điện mà không thay đổi lối sống. Điển hình như người tiêu dùng sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn cho các thiết bị có gán nhãn tiết kiệm điện. Để thay đổi và điều chỉnh hành vi tiết kiệm điện của người dân, chính phủ các nước đã tăng cường tuyên truyền và khuyến khích người dân thực hiện tiết kiệm điện.
Nhật Bản được đánh giá là quốc gia thành công trong nỗ lực kêu gọi và thuyết phục người dân tiết kiệm điện. Từ lời cam kết của người đứng đầu Chính phủ; Thủ tướng Koizumi đã cam kết sẽ không đeo cà vạt trong suốt chiến dịch"Cool Biz" (Công sở mát mẻ) ngoại trừ những cuộc họp cấp cao.
Nhật Bản khuyến khích các nhà hàng, văn phòng trồng các loại cây xanh để tạo bóng râm và làm mát không phí bên trong. Sử dụng các thiết bị điện thông minh, tiết kiệm năng lượng.
Thú vị hơn, gần đây các công ty điện lực Nhật Bản đưa ra các phần thưởng để khuyến khích các hộ gia định giảm sử dụng điện. Theo báo chí địa phương, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch thưởng khoảng 2.000 yên (14,5 đô la Mỹ) cho các hộ gia đình tiết kiệm năng lượng.
Trong chiến dịch Cool Biz lần thứ nhất, Nhật Bản đã cắt giảm được 460.000 tấn khí thải carbon dioxide, tương đương lượng khí thải của 1 triệu hộ gia đình thải ra trong mỗi tháng
Đan Mạch đã đưa ra tiêu chí tiết kiệm điện, bao gồm: Giảm tắm nước nóng từ 15 phút xuống 5 phút, sử dụng dây phơi quần áo thay cho máy sấy, sử dụng các thiết bị như máy rửa bát vào ban đêm để tận dụng điện giá thấp hơn. Các biện pháp này được cho là giúp các gia đình tiết kiệm trên 1.000 USD mỗi năm.
Đối với Indonesia, từ năm 2016, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản nước này cũng đã khởi xướng phong trào “Tiết kiệm 10% năng lượng điện với khẩu hiệu “Dùng xong là tắt”. Theo nội dung tuyên truyền, mỗi hộ gia đình chỉ cần tiết kiệm 10% lượng điện tiêu thụ, sẽ tương đương với việc xây được 1 nhà máy điện công suất khoảng 900 MW và có thể cung cấp điện cho khoảng 2,5 triệu hộ gia đình (10 triệu người)
Thái Lan: Thành công nhờ tuyên truyền, Quốc gia này cho rằng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề cơ cấu tổ chức. Vấn đề năng lượng không chỉ liên quan tới riêng Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải hay Bộ Năng lượng, mà tới tất cả các bộ khác. Để tất cả mọi đối tượng, cả khu vực công lẫn khu vực tư, các cơ quan ban, ngành hay cá nhân đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tín hiệu đưa ra phải bắt nguồn từ cấp rất cao. Bên cạnh đó chương trình tuyên truyền có tên gọi là “Giảm mức tiêu thụ xuống còn ½”, không chỉ tập trung vào năng lượng, mà còn về các tài nguyên khác
Tại Thái Lan, Hội đồng quốc gia về chính sách năng lượng gồm: Ủy ban Quản lý chính sách năng lượng, Bộ Năng lượng, cũng như Ủy ban Quản lý quỹ hiệu quả năng lượng.,Hội đồng do Thủ tướng đứng đầu. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của chính sách tiết kiệm năng lượng đối với Thái Lan. Mặt khác, cơ quan phụ trách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng phải có một mức độ tự chủ nhất định và khả năng đưa ra sáng kiến.
Thái Lan cũng đã thành lập một quỹ riêng (ENCON) chuyên tài trợ cho các hoạt động nâng cao hiệu quả năng lượng. Với nguồn thu khoảng 50 triệu USD/năm, ENCON cho phép tài trợ nhiều hoạt động khác nhau như: Thông tin, tuyên truyền; Tăng cường năng lực, triển khai các dự án trọng điểm; Hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn, khuyến khích phát triển các loại năng lượng thay thế cho dầu lửa…
Mục đích là thay đổi hành vi trên cơ sở bảo đảm một chất lượng sống tương đương, đồng thời, làm cho công chúng nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào nỗ lực chung của quốc gia. Hiện nay, ở Thái Lan, ai cũng thuộc và nhớ các khẩu hiệu và bài hát của chiến dịch này cũng như các nội dung tư vấn, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, người dân đều có ý thức cao về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua những phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên, có thể rút ra cho Việt Nam một số kinh nghiệm trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Một là, phối, kết hợp tốt giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc tăng cường năng lực triển khai các cơ chế hỗ trợ, giám sát và thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các trung tâm tiết kiệm năng lượng cần xây dựng mô hình quản lý năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hộ dân và doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn.
Hai là, các khu công nghiệp, nhà máy nên có kế hoạch cụ thể để bố trí công nhân đi làm vào giờ thấp điểm, ngày nghỉ (có phụ cấp hỗ trợ họ) để giảm bớt tình trạng sử dụng điện quá tải; Khuyến khích doanh nghiệp, người dân trồng cây xanh; Cần ban hành quy định về việc hạn chế sử dụng thang máy và bật điều hòa ở mức vừa phải ở các tòa nhà công sở…
Ba là, cần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ như: cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ. Ngoài ra, để hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo nhỏ và độc lập (không nối lưới. Tuy nhiên, việc áp dụng bất cứ cơ chế nào cũng nên bổ sung các chế tài hoặc cơ chế khác để phát huy hiệu quả tối đa sự hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.
Bốn là, tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền sâu rộng, sát thực tế, dễ hiểu, giúp nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện. Cần có những khẩu hiệu dễ hiểu, dễ nhớ cho người dân như: Tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền; Người người tiết kiệm điện, nhà nhà đều có điện; Hãy tắt bớt một bóng đèn bất cứ khi nào bạn có thể. Tiếp tục triển khai thực hiện nhiều chương trình thi đua tiết kiệm điện, các cuộc thi khẩu hiệu tiết kiệm điện… Hỗ trợ người tiêu dùng, bảo hộ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lượng…
Năm là, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần phải có sự nỗ lực của cả hệ thống, trong đó mọi người dân, tổ chức có cùng một ý chí và mục đích. Từ doanh nghiệp tới người dân phải thực hiện nghiêm Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thanh Trì: Góp phần giảm mức tiêu thụ điện nhờ tích cực tuyên truyền | |
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện | |
Hải Phòng sẽ phải tiết giảm công suất sử dụng điện đến ngày 11/6 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại