Thứ sáu 08/11/2024 12:36

Kim nghạch xuất khẩu nông sản giữ đà tăng trưởng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mặc dù dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 8 tháng qua vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhiều nhóm hàng nông sản, lâm sản giữ được mức tăng trưởng giúp cho xuất khẩu vẫn đạt 15,4 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Linh hoạt trong sản xuất

Theo Bộ Công Thương, điểm sáng trong xuất khẩu nông sản thời gian qua có được phần lớn là nhờ Việt Nam đã tận dụng rất tốt lợi thế từ những Hiệp định thương mại tự do FTA. Hầu hết các thị trường đã kí hiệp định đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, việc tăng trưởng xuất khẩu còn đến từ chính nỗ lực của nhiều DN và bà con nông dân khi chủ động thay đổi để thích nghi. Tăng cường chế biến và đa dạng hóa thị trường cũng đang là giải pháp được nhiều DN lựa chọn.

Điển hình như tại tỉnh Bắc Giang, đại diện GĐ Cty cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu cho biết: "Giai đoạn này xuất khẩu trái cây tươi chịu ảnh hưởng rất nặng nề của dịch Covid-19 khi vận tải đường biển, hàng không rất khó khăn do chi phí logistics đi các thị trường nước ngoài như, EU, Mỹ… tăng rất cao. Hơn nữa, mùa vải thiều diễn ra rất ngắn, xuất khẩu trái cây tươi cần tính toán từng ngày. Vì vậy, chúng tôi đã phải chuyển hướng sang thị trường có khoảng cách gần hơn như Nhật Bản. Kết quả chỉ 2 tháng, DN chúng tôi đã xuất khẩu được 60 tấn vải tươi đi Nhật Bản".

Kim nghạch xuất khẩu nông sản giữ đà tăng trưởng
Cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam là rất lớn

Không chỉ xuất khẩu vải thiều, DN trên còn tính toán việc thu mua hàng trăm tấn tấn vải thiều tươi và nhãn tích trữ vào kho đông lạnh để để chế biến các sản phẩm đông lạnh, đóng hộp để xuất khẩu đi Nhật Bản và EU.

Về lâu dài, để chủ động trong việc tiêu thụ nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã ký kết Chương trình phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025. Hình thành tư duy kinh tế nông nghiệp, gắn nông dân với thị trường, giúp các đầu mối sản xuất và xuất khẩu được kết nối trực tiếp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Vừa qua diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” đã được ra mắt, nhằm mục đích để hình thành, kết nối các khâu sản xuất, chế biến, thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ nông sản... Qua đó, tạo mối "liên kết - hợp tác" chặt chẽ, nhiều chiều giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp và bà con nông dân".

Nhiều cơ hội cho nông sản Việt

Theo Thương vụ Việt Nam tại BỈ và EU, người tiêu dùng EU đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam khi lợi thế do EVFTA mang lại đang dần hiện rõ.

Hiệp định EVFTA đã giúp nhiều loại hàng hóa của hai bên được miễn giảm thuế theo lộ trình. Đặc biệt là sự đóng góp to lớn của Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và đã vận động, kết nối để vận động chính sách có lợi cho các DN xuất khẩu Việt Nam và tìm cách đưa các mặt hàng nông sản thâm nhập vào thị trường châu Âu thông qua các nhà phân phối.

Thực tế trong năm 2021 các loại trái cây như vải, nhãn tươi được xuất khẩu trực tiếp sang các nước Tây Âu như Hà Lan, Bỉ, Pháp… bởi các DN Việt sau khi được hỗ trợ kết nối, giới thiệu với các công ty nhập khẩu.

Đây cũng là thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nới lỏng quy định đi lại, mở cửa một phần dịch vụ ăn uống, du lịch do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng so với giai đoạn trước.

Để giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận tốt hơn thị trường châu Âu, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ sẽ triển khai thực hiện một số kế hoạch như phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập danh sách các DN tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây, sản phẩm trái cây uy tín trên cả nước để kết nối với các DN nhập khẩu; Tiếp tục tìm kiếm các DN nhập khẩu trái cây và sản phẩm trái cây tại châu Âu và kết nối với DN xuất khẩu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của tháng 8 đang có xu hướng chững lại. Từ nay đến cuối năm, những thách thức đặt ra với xuất khẩu nông sản sẽ là vấn đề cần sớm giải quyết. Nếu không, mục tiêu đạt kim ngạch 45 tỷ USD trong năm nay sẽ khó có thể trở thành hiện thực.

Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động