Thứ ba 16/04/2024 16:18

Kích hoạt sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 5-11, Lễ kích hoạt sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Kích hoạt sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”

Các đại biểu kích hoạt “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”.

Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm

Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, năm 2021,trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp hữu hiệu để đạt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong “trạng thái bình thường mới”.

UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội phối hợp cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh TP Hà Nội cùng các doanh nghiệp tổ chức sự kiện "Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”.

Sự kiện Ngày không dùng tiền mặt năm 2021 nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng mặt đẩy mạnh thương mại điện tử đặc biệt là đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh thương mại điện tử, các lĩnh vực khác (thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, y tế…) trên địa bàn TP Hà Nội.

Bà Trần Thị Phương Lan, quyền GĐ Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần hạn chế được lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, rút ngắn thời gian trong quá trình bán và mua hàng hóa giảm thiểu chi phí xã hội, kích cầu tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, góp phần bình ổn giá cả, chống thất thu thuế, kiềm chế lạm phát, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng hơn, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Khuyến khích người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt

Tại sự kiện, đại diện các DN đồng hành đã chia sẻ những giải tại đơn vị cũng như xu hướng và tầm quan trọng của thanh toán không dùng pháp, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang và dự định triển khai tiền mặt trong bối cảnh dịch Covid -19 vẫn diễn biến phức tạp nhằm đẩy mạnh doanh số tiêu dùng không tiền mặt thông qua các ưu đãi cho người tiêu dùng...

Để thúc đẩy hoạt động TMĐT trong thời gian tới Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP Hà Nội khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các DN cung cấp hàng hóa dịch vụ triển khai mạnh mẽ các loại hình thanh toán mới hiện đại, có các hình thức động viên, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị bán lẻ triển khai thực hiện thanh toán dịch vụ bán lẻ bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến nhằm tìm kiếm, kết nối với khách hàng, duy trì kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch.

Theo bà Đặng Tuyết Dung, GĐ Visa Việt Nam và Lào, thói quen mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể từ lúc đại dịch bùng phát. Đó là động lực để Visa và mạng lưới đối tác phát hành thẻ, đơn vị chấp nhận thanh toán, cùng không ngừng sáng tạo các giải pháp và phủ rộng thanh toán số, nhằm nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng Việt Nam và hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhận định, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử nói chung tại Việt Nam còn thấp. Do thói quen mua sắm của người tiêu dùng vào các hoạt động thương mại điện tử chưa cao; các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và người bán hàng trong giao dịch sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa có tính đồng bộ, nhất quán…

Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam sử dụng thanh toán trực tuyến để thích ứng với đại dịch Covid-19, dùng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc qua thẻ và điện thoại thông minh, thanh toán bằng mã QR trên các loại hình mua sắm, dịch vụ đều đã tăng mạnh thời gian qua.

Thanh toán số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử, theo đó, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt trong cuộc sống hằng ngày. Khách hàng sử dụng ví điện tử ShopeePay có ưu đãi độc quyền lên đến 50% khi tham gia mua sắm, nạp điện thoại hay thanh toán hóa đơn, dịch vụ trên trang thương mại điện tử Shopee và khi thanh toán trực tiếp tại cửa hàng. Ông Vũ Minh Đức, GĐ Vận hành Ví điện tử ShopeePay cho hay.

Đăng Quý
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động