Không để "bà hoả" có cơ hội hoành hành
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMột buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy của lực lượng CS PCCC |
Số vụ cháy tăng
Như vậy, so với tháng 4-2021, số vụ cháy tăng 52 vụ, tăng 11,5%; số người chết tăng 10 người, tăng 330%; số người bị thương tăng 01 người, tăng 12,5%; thiệt hại về tài sản giảm 47,74 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm 2020, số vụ cháy giảm 34 vụ, giảm 16,19%; số người chết tăng 08 người, tăng 133%; số người bị thương tăng 13 người, tăng 100%; thiệt hại về tài sản giảm 39,06 tỷ đồng, giảm 57,47%. Xảy ra 1 vụ nổ, làm 1 người bị thương.
Trong tháng, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH xuất 892 lượt phương tiện, 5.280 lượt CBCS trực tiếp tổ chức chữa cháy 334/450 vụ cháy và sự cố cháy (chiếm 72,22%); xuất 169 lượt phương tiện, 963 lượt CBCS trực tiếp tham gia 91 vụ CNCH, tổ chức cứu được 18 người, tìm kiếm được 60 thi thể, bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý. Số vụ cháy và sự cố cháy do lực lượng tại chỗ dập tắt là 116/450 vụ (chiếm 25,78%).
Đáng chú ý, 313 vụ cháy và vụ sự cố cháy xảy ra tại khu vực thành thị, chiếm 69,54% tổng số vụ. Trong tháng 5-2021, tình hình cháy trong các khu dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh tiếp tục diễn biến phức tạp, điển hình vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người tại TP HCM ngày 7-5, làm 8 người chết; vụ cháy gây thiệt hại về người tại Cty TNHH Dreamtech Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh, làm 3 người chết.
Về nguyên nhân các vụ cháy, sự cố cháy, đã điều tra làm rõ nguyên nhân 289 vụ (chiếm 64,2%, gồm 76 vụ cháy và 213 vụ sự cố cháy), trong đó, sự cố hệ thống, thiết bị điện là 163 vụ (chiếm 36,2%, gồm 50 vụ cháy và 113 vụ sự cố cháy); sơ xuất bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt: 52 vụ (chiếm 11,6%, gồm 17 vụ cháy và 35 vụ sự cố cháy); sự cố kỹ thuật: 5 vụ (chiếm 1,11%); vi phạm quy định an toàn PCCC 1 vụ (chiếm 0,22%) và do đốt cỏ, rác 65 vụ (chiếm 14,4%). Đang điều tra 161 vụ (chiếm 35,8%, gồm 100 vụ cháy và 61 vụ sự cố cháy).
Tháng 5-2021, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tập trung đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH bảo vệ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tiếp tục tăng cường kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kho tàng; tham gia bảo đảm an toàn PCCC tại những điểm phòng chống dịch Covid-19; tiếp tục triển khai các hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (4-10-1961/4-10-2021) và 20 năm Ngày toàn dân PCCC (4-10-2001/4-10-2021).
Triển khai thực hiện hiệu quả điện chỉ đạo của Bộ Công an về mở đợt cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã tổ chức kiểm tra an toàn PCCC 10.035 lượt cơ sở; lập 10.035 biên bản kiểm tra; phát hiện 7.677 tồn tại, thiếu sót và kiến nghị khắc phục. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 548 trường hợp với số tiền phạt là 3,296 tỷ đồng, tạm đình chỉ 31 trường hợp và đình chỉ hoạt động 1 trường hợp.
Tháng 6-2021, để bảo đảm an toàn PCCC mùa nắng nóng, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo người dân chấp hành nghiêm các quy định, nội quy về PCCC rừng; đối với cá nhân, hộ gia đình không sắp xếp hàng hóa, vật dụng dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; cẩn trọng khi đun nấu, thắp hương, đốt vàng mã, sạc các thiết bị điện, điện tử; ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng; không tàng trữ chất cháy, nổ; không làm cản trở lối thoát nạn và có lối thoát nạn dự phòng; lắp đặt thiết bị báo cháy; trang bị phương tiện chữa cháy, thoát nạn như: Bình chữa cháy, búa, xà beng, thang dây, dây hạ chậm, mặt nạ phòng độc…; khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn gọi 114.
Tự tìm hiểu các kiến thức phòng cháy, chữa cháy
Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữ cháy số 2, Cảnh sát PCCC Hà Nội, khuyến cáo, để phòng cháy nổ, người dân lúc nào cũng phải làm luôn, làm ngay một số yêu cầu cấp thiết.
Đầu tiên, nếu không có lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy, người dân nên tự tìm hiểu các kiến thức phòng cháy, chữa cháy ở trên internet.
Từ đó trang bị những kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, ví dụ như những biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản, hay các bước phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, cách phòng cháy, chữa cháy đối với hộ gia đình…
Điều thứ 2 cần phải làm luôn, làm ngay theo quan điểm của Đại tá Nguyễn Trường Sơn, đó là người dân cần giả định các tình huống cháy nổ trong gia đình, tức là có các phương án cháy nổ để khi xảy ra cháy thì chủ động được ở các tình huống. Từ các tình huống giả định cháy nổ ở gia đình đó, người dân sẽ biết được nhà mình còn thiếu những gì để bổ sung.
"Qua tình huống giả định đó thì kiểm tra xem nhà mình đã có bình cứu hỏa chưa, có mặt nạ thoát hiểm chưa, cửa thoát nạn có đảm bảo không. Rồi các thành viên trong gia đình có biết sử dụng các dụng cụ đó chưa" – lời ông Sơn.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại