Khơi thông luồng xuất khẩu thanh long
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThanh long khó... xuất khẩu.
Vừa qua, phía Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu Hà Khẩu (phía Việt Nam là cửa khẩu Lào Cai) và cửa khẩu Thiên Bảo (phía Việt Nam là cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh Hà Giang) khiến xuất khẩu mặt hàng này đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, thanh long tại các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch rộ với sản lượng khá lớn.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sản lượng thanh long tại các tỉnh phía Nam khoảng trên 1 triệu tấn, tập trung tại tỉnh Bình Thuận: 571 nghìn tấn; Long An: Trên 233 nghìn tấn; Tiền Giang: Trên 156 nghìn tấn. Trong đó, chỉ riêng trong tháng 8.2021, sản lượng thanh long tại các tỉnh trọng điểm phía Nam là 170 nghìn tấn. Chưa kể, tại tại một số tỉnh phía Bắc thanh long còn được trồng nhiều để xuất khẩu.
Để tháo gỡ những khó khăn trên, Bộ Công Thương đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan các mặt hàng nông sản đặc biệt trái thanh long sang Trung Quốc khi có thông tin phía bạn tạm ngừng nhập quả thanh long của Việt Nam.
Thanh long tại các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch rộ với sản lượng khá lớn. |
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đề nghị các cơ quan chức năng của Trung Quốc triển khai các giải pháp, mở cửa thị trường, đề nghị các lực lượng hải quan tại biên giới tạo điều kiện thuận lợi trong kiểm dịch, cho xuất khẩu trở lại đối với thanh long tại cửa khẩu Hà Khẩu, Lào Cai.
Đồng thời, Bộ yêu cầu các địa phương thường xuyên cập nhật, nắm thông tin, kịp thông báo và thời gian hướng dẫn các DN, thương nhân về quy định mới của phía Trung Quốc áp dụng từ ngày 1.1.2022 như: Hướng dẫn, chú trọng đảm bảo về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại...
Nỗ lực tìm kiếm thị trường
Nhìn lại 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt hơn 2 tỷ USD, xuất khẩu thanh long chiếm trên 32%. Nhìn vào con số này có thể thấy việc xuất khẩu thanh long còn gặp khó, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành rau quả trong thời gian tới.
Vì vậy, ngoài việc thúc đẩy thông thương thanh long vào thị trường Trung Quốc, việc chuyển hướng vào thị trường tiềm năng đã được nhiều DN tính đến.
Đại diện Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Thanh long được xếp vào loại cây trồng có giá trị cao, được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang với phần lớn là thanh long ruột trắng và một tỷ lệ nhỏ thanh long ruột đỏ. Hiện nay, thanh long Việt Nam đã bước vào vụ thu hoạch với sản lượng ước đạt 1,455 triệu tấn trong năm 2021, tăng khoảng 10% so với vụ mùa năm 2020.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một số tỉnh trồng thanh long ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ đang chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nhiều sản phẩm nông sản, trong đó có thanh long gặp khó khăn.
Do vậy, đa dạng thị trường xuất khẩu cho trái thanh long tươi và sản phẩm chế biến từ thanh long là hết sức quan trọng. Ấn Độ là thị trường đông dân, với trên 1,36 tỷ người, có dung lượng tiêu thụ lớn, được Bộ Công Thương đánh giá khá tiềm năng để phát triển xuất khẩu thanh long của Việt Nam.
Bên cạnh Ấn Độ, Pakistan dù là thị trường nhỏ, chưa nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam nhưng có thể có những hướng thị trường ngách cho các sản phẩm chế biến từ thanh long.
Theo các DN, EU là thị trường ưu chuộng trái thanh long, tuy nhiên việc đầu tư vườn trồng đủ tiêu chuẩn không phải ai cũng làm được. Số tiền đầu tư gần gấp đôi việc trồng thanh long đại trà.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến trên quy mô toàn cầu để tiếp tục tìm đầu ra cho trái thanh long.
Hiện nay một số địa phương cũng đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng nông sản phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thiết lập mạng lưới mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố có ít nhất từ 1 - 2 cơ sở hỗ trợ thu mua sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông sản; tạo điều kiện thuận lợi phát triển các cơ. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại