“Kháng thể” nào sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDoanh nghiệp đang dần kiệt sức và “cạn” tiền
Làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ quả hết sức nặng nề đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc. Sức khỏe của doanh nghiệp đã bị suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, vượt lên trên những thách thức, những doanh nghiệp có sự cam kết mạnh mẽ, bền bỉ, kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển bền vững trong nhiều năm qua đã tự tạo ra được “kháng thể” trước đại dịch, duy trì ổn định hoạt động và tăng trưởng trong kinh doanh, hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ, các cơ quan quản lý và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu kép. “Bền để Vững” – đó chính là thông điệp được truyền tải xuyên suốt.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch điều hành Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) |
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch điều hành Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) nhận định: “Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, để sống chung và vượt qua đại dịch, mỗi doanh nghiệp cần phát huy nội lực của chính mình, thay đổi kế hoạch cũng như chiến lược để đảm bảo mục tiêu kép cho doanh nghiệp, vừa phòng chống dịch hiệu quả, đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của nhân viên và khách hàng của mình, đồng thời duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần ưu tiên giải quyết vấn đề theo cả quan điểm kinh doanh lẫn quan điểm phát triển bền vững".
Ông Nguyễn Quang Vinh đánh giá qua 4 đợt dịch, doanh nghiệp đang dần kiệt sức và “cạn” tiền. “Nguyên nhân chính là do đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước. Nhìn từ góc độ phát triển bền vững, có thể thấy doanh nghiệp đang mất cân bằng giữa 3 trụ cột: vốn tài chính, vốn xã hội và vốn môi trường.
Thực trạng hiện nay cho thấy đại dịch đang ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nguồn vốn tài chính và nguồn vốn xã hội của doanh nghiệp. Cạn tiền và khủng hoảng nhân sự đang là những vấn đề cốt tử của doanh nghiệp hiện tại.
Bên cạnh yếu tố tác động tiêu cực từ đại dịch, thì khả năng quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng yếu kém cũng là một nguyên nhân lớn”, ông Nguyễn Quang Vinh chia sẻ.
Cũng theo đại diện VCCI, VBCSD, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển bền vững nói chung, và áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) nói riêng đã cho thấy sức chống chịu tốt hơn hẳn so với mặt bằng chung.
Đó là những doanh nghiệp có sức bền dẻo dai hơn, nên khả năng phục hồi cũng cao hơn. Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận những kiến thức cập nhật về quản trị khủng hoảng, VCCI cùng đối tác kỹ thuật – Deloitte Việt Nam sẽ ra mắt phiên bản thứ hai của cuốn Cẩm nang Quản trị công ty - Ứng phó, Phục hồi và Phát triển thời khủng hoảng trong tháng 9-2021.
Đại diện cho Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Dorsati Madani - chuyên gia Kinh tế cao cấp nhận định, báo cáo của WB đã chỉ ra rằng trong phạm vi quốc gia, việc kiểm soát được dịch bệnh và đẩy nhanh hoạt động tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2022 |
Đại diện cho Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Dorsati Madani - chuyên gia Kinh tế cao cấp nhận định, báo cáo của WB đã chỉ ra rằng trong phạm vi quốc gia, việc kiểm soát được dịch bệnh và đẩy nhanh hoạt động tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2022.
Tăng trưởng kinh tế cũng sẽ phụ thuộc vào triển vọng phục hồi của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc - những khu vực đang chứng kiến sự phục hồi kinh tế, giúp tạo ra động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo bà Dorsati, kinh tế Việt Nam được kì vọng sẽ phục hồi trở lại vào quý 4-2021 và GDP ước tăng khoảng 4.8% trong năm nay, tuy nhiên vẫn có những rủi ro đe dọa tăng trưởng. Các chính sách sau của Chính phủ có thể giúp giảm bớt các rủi ro trong trung và dài hạn đối với nền kinh tế như: Giải quyết các hệ quả xã hội của khủng hoảng; Cảnh giác với những rủi ro trong việc nợ xấu gia tăng và chuyển rủi ro từ nền kinh tế thực sang khu vực tài chính; Cảnh giác với những rủi ro tài khóa.
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VBCSD-VCCI cho biết: “Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã tác động sâu sắc lên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm đóng gói". |
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VBCSD-VCCI cho biết: “Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã tác động sâu sắc lên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm đóng gói. Các doanh nghiệp đã nỗ lực hết mình nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng”.
Để vượt qua những thách thức này và duy trì hoạt động kinh doanh, từ góc nhìn của doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành, đại diện Nestlé Việt Nam khuyến nghị các nhóm giải pháp: Ưu tiên tiêm phòng đầy đủ cho tất cả công nhân và nhà thầu làm việc trong các nhà máy sản xuất đồ uống và thực phẩm thiết yếu; Trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp trong việc áp dụng mô hình phòng chống Covid-19 tại các nhà máy dựa trên các hướng dẫn của Bộ Y tế; Các quy định liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 tại các địa phương cần được đơn giản hóa và thống nhất với chỉ đạo từ Trung ương; Số hóa các thủ tục hành chính công nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc nộp và phê duyệt hồ sơ trực tuyến, đặc biệt trong thời gian áp dụng giãn cách xã hội.
Triển vọng mở cửa lại nền kinh tế, sống chung với dịch bệnh
Tiến sĩ Phạm Công Hiệp, Trưởng nhóm nghiên cứu Logistics và Chuỗi cung ứng, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT đã phân tích về việc, đứng trước dự báo rằng dịch bệnh sẽ khó kiểm soát hoàn toàn trong ngắn hạn, Việt Nam nên cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể vừa mở cửa lại nền kinh tế, vừa sống chung với dịch trong thời gian tới.
Hiện giờ một số nước trong khu vực với tỉ lệ tiêm vắc xin cao như Singapore hay Thái Lan đã mở cửa nền kinh tế và chấp nhận sống chung với dịch, một phần do xác định rằng mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng tuyệt đối sẽ gần như không thể đạt được và thiệt hại kinh tế do đóng cửa nền kinh tế kéo dài là quá cao.
Tiến sĩ Phạm Công Hiệp, Trưởng nhóm nghiên cứu Logistics và Chuỗi cung ứng, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT đã phân tích về việc, đứng trước dự báo rằng dịch bệnh sẽ khó kiểm soát hoàn toàn trong ngắn hạn, Việt Nam nên cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể vừa mở cửa lại nền kinh tế, vừa sống chung với dịch trong thời gian tới |
Các nước mở cửa lại nền kinh tế đều áp dụng biện pháp giảm quy mô và mức độ tập trung xã hội, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan cộng đồng. Nếu không, việc mở cửa lại nền kinh tế sẽ phải đối mặt nguy cơ lây nhiễm lan rộng và các hệ quả xã hội nghiêm trọng.
Về cơ bản, việc mở cửa lại nên cân nhắc kỹ hai nhóm điều kiện chính: kinh tế và xã hội.
Nhóm thứ nhất về điều kiện kinh tế phụ thuộc vào khả năng sản xuất và trang thiết bị của doanh nghiệp trong điều kiện hạn chế dịch bệnh khắt khe. Cho dù mở cửa hoạt động lại, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực sẽ phải thay đổi phương thức hoạt động như thực hiện giãn cách vật lý giữa người lao động và khách hàng, trang bị tấm che ngăn cách, giảm số lượng khách trong cùng không gian, giảm thiểu giao tiếp trực tiếp, và sử dụng công nghệ nhiều hơn.
Như vậy số lượng lao động trong các khu công nghiệp, nhà xưởng sẽ phải giảm khá lớn, lượng hành khách trên máy bay, xe khách, nhà hàng cũng phải giảm tương tự, trong khi chi phí vận hành, nhà xưởng không giảm tương xứng, dẫn đến tăng chi phí hoạt động trong doanh nghiệp.
Một mặt nữa là người lao động cũng sẽ phải xét nghiệm Covid-19 thường xuyên để đáp ứng yêu cầu kiểm soát dịch của chính phủ. Điều này cũng sẽ tăng gánh nặng cho người lao động và doanh nghiệp.
Nhóm điều kiện thứ hai về mặt xã hội, là sự chấp nhận của chính phủ và cộng đồng về tỉ lệ hợp lý lây nhiễm cộng đồng và tỉ lệ tử vong do bệnh dịch. Với chủng mới Delta, hầu hết các nước trên thế giới kể cả các nước với tỉ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Anh, Singapore cũng khó kiểm soát được mức độ lây nhiễm cộng đồng, tuy nhiên tỉ lệ nhập viện và tử vong ở trong mức kiểm soát, đặc biệt hầu hết bệnh nhân nhập viện đều chưa tiêm vắc xin.
Như vậy thay vì đối xử tất cả như nhau, những người đã tiêm vắc xin mũi 1 và 2 nên được tham gia hoạt động xã hội và sản xuất thoáng hơn so với những người chưa được tiêm mũi nào. Nên có ngay giấy thông hành cho những người đã tiêm đủ vắc xin để họ có thể tham gia tích cực hơn vào hoạt động kinh tế nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do đổ vỡ chuỗi cung ứng như hiện nay.
Các chợ đầu mối, siêu thị, dịch vụ logistics giao nhận, dịch vụ y tế và hành chính công nên được ưu tiên mở cửa trước. Đây là những lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định xã hội, an sinh của người dân. Người dân sẽ khó đồng hành với các nỗ lực của chính phủ trong phòng chống dịch nếu nhu cầu căn bản về ăn uống, khám chữa bệnh bị gián đoạn.
Tiếp theo là các ngành sản xuất, khu công nghiệp đầu tàu về tạo công ăn việc làm và hoạt động kinh tế, cần được ưu tiên nhằm không gây gián đoạn nghiêm trọng thêm, khi người lao động bỏ về quê, thì việc quay trở lại làm việc sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.
Các doanh nghiệp cần được hỗ trợ về chính sách thuế, thuê nhà xưởng, chi phí logistics, hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho công nhân và người lao động. Việc đáp ứng yêu cầu chặt chẽ trong sản xuất về phòng chống dịch lâu dài rất cần những hỗ trợ thiết thực của chính phủ để giúp doanh nghiệp có thể tái khởi động sản xuất, góp phần bình ổn nền kinh tế sau gần ba tháng gián đoạn nghiêm trọng.
Việc thống nhất các biện pháp phòng chống dịch ở tất cả các tỉnh thành là rất quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa và sản xuất. Một số ví dụ gần đây khi xe vận chuyển hàng hóa vào một số tỉnh thành phải sang tải, đổi xe, đổi tài xế gây phát sinh chi phí, thời gian và bất ổn trong việc lên kế hoạch sản xuất và thời gian giao hàng. Các thành phố lớn sẽ không thể hoạt động bình thường nếu các tỉnh thành lân cận không phối hợp các nỗ lực mở cửa. Có thể chấp nhận một số khác biệt trong biện pháp chống dịch nhằm đáp ứng khả năng y tế của từng địa phương, nhưng chúng ta cần xác định các ngành sản xuất dịch vụ đòi hỏi tính liên kết cao giữa các địa phương để có biện pháp giải tỏa thông suốt liên tỉnh, có biện pháp nhất quán từ trung ương. Có như vậy mới đảm bảo từng bước mở cửa nền kinh tế và kiểm soát dịch hiệu quả trong giai đoạn đáp ứng mới với đại dịch. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại