Khai thác dịch vụ cấp lý lịch tư pháp trên nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước trong cấp Phiếu LLTP góp phần tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số |
Đặc biệt là dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương giúp tối đa hóa giá trị dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp cung cấp cho người dân, người dân và DN không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan Nhà nước, tránh lãng phí.
Người dân có thể ở bất cứ đâu thực hiện các thao tác, nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng internet, nộp qua dịch vụ bưu chính và nhận kết quả trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính, đáp ứng nhu cầu chứng minh bản thân có án tích hay không, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, hợp tác xã khi bị tòa tuyên bố phá sản…
Theo kết quả đánh giá của Bộ TT-TT đưa ra trong Công văn 4336/BTTTT-THH, 38 tỉnh, TP đã kết nối, đưa vào khai thác dịch vụ lý lịch tư pháp trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Theo Bộ TT-TT, mục đích kết nối, đưa vào khai thác các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia của các Bộ, ngành, địa phương, dịch vụ dữ liệu cấp Phiếu LLTP trực tuyến của các hệ thống nhằm mục đích Liên thông hồ sơ từ Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống cấp Phiếu LLTP trực tuyến của Bộ Tư pháp (để tránh phải nhập hồ sơ trên 2 phần mềm); Khai thác thông tin trạng thái xử lý, trả kết quả thủ tục hành chính cấp Phiếu LLTP trực tuyến của các địa phương.
Tại Hà Nội, hiện đã có 40 bưu cục nằm trên các quận huyện chấp nhận tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính đề nghị cấp Phiếu LLTP. Giá cước được thực hiện theo Thông tư 22/2017/TT-BTTTT ngày 29-9-2017 của Bộ TT-TT. Việc ứng dụng công nghệ đã tiết kiệm được chi phí luân chuyển hồ sơ và thời gian đi lại của công chức. Hồ sơ xác minh được gửi đến các cơ quan nhanh hơn và Sở Tư pháp tiếp nhận kết quả sau khi các đơn vị xác minh hoàn tất việc tra cứu kịp thời hơn. Ðây được coi là bước đột phá trong công tác cấp Phiếu LLTP, góp phần rút ngắn thời gian cấp Phiếu LLTP.
Để tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ người dân, DN, Bộ TT-TT đã ban hành Công văn 4336/BTTTT-THH, trong đó yêu cầu các Bộ ngành, cơ quan chủ quản rà soát, xác định danh sách các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin hiện đang sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu; xác định dữ liệu có thể chia sẻ; xác định lộ trình, đầu mối triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu; nêu các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị về kết nối, chia sẻ dữ liệu cho các Bộ, ngành, địa phương. Các nội dung này gửi về Bộ TT-TT trước ngày 15-11-2021 để tổng hợp, tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu được hiệu quả trên quy mô quốc gia.
Phối hợp với Bộ TT-TT đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả của các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia do Bộ TT-TT quản lý, bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP .
Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước trong cấp Phiếu LLTP có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam trên 3 trụ cột chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là một trong các nội dung chính được sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ quan ban, ngành, địa phương hàng năm.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại