Kết quả của việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChính phủ và các bộ, ngành địa phương đều nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng. Ảnh minh họa |
Trong 2 tháng đầu năm 2022, tổng số sự cố tấn công mạng tại Việt Nam lên tới 2.643 với 2.022 vụ tấn công mã độc, 378 tấn công lừa đảo, 243 tấn công thay đổi giao diện. Trong đó, số sự cố tấn công cài mã độc nhiều nhất. Tiếp theo, sự cố tấn công lừa đảo (Phishing) và tấn công thay đổi giao diện (Deface) vào các hệ thống thông tin.
So với tháng 1, tổng số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống trong nước dẫn đến sự cố đã giảm 8,89%. Theo lý giải của các chuyên gia Cục An toàn thông tin, sở dĩ tháng 2-2022 giảm là do thời gian nghỉ lễ Tết đầu năm âm lịch 2022, nên Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đều nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng cũng như an ninh, trật tự xã hội. Vì thế, các đối tượng tấn công mạng cũng khó khăn hơn trong việc tấn công, phát tán, lây nhiễm mã độc, lừa đảo để chiếm đoạt, phá hoại thông tin của người dùng cũng như của tổ chức.
Tuy nhiên, nếu tính cả 2 tháng đầu năm nay, tổng số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam tương đối lớn, lên tới 2.643 sự cố, với 2.022 cuộc tấn công cài mã độc, 378 cuộc tấn công lừa đảo và 243 cuộc tấn công thay đổi giao diện.
Như vậy, nếu tính trung bình trong 2 tháng đầu năm 2022, mỗi ngày có 44,7 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 1,6 lần so với năm 2021. Trong năm ngoái, số sự cố tấn công mạng mà các hệ thống thông tin trong nước phải hứng chịu mỗi ngày là 26,6.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại