Huyện Thanh Trì: nhân rộng mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMột góc chợ Thanh Liệt (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì). Ảnh: KP |
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì, hiện trên địa bàn huyện có 22 chợ (trong đó có 2 chợ hạng 1 và 20 chợ hạng 3), 2 chợ tạm tại thôn Tả Thanh Oai - xã Tả Thanh Oai, thôn Triều Khúc - xã Tân Triều và 5 điểm họp chợ tại các thôn đang hoạt động.
Năm 2022, toàn huyện có 1 chợ Thanh Liệt đạt tiêu chí chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm (ATTP). Đến năm 2023, huyện Thanh Trì đã có 5 chợ đạt tiêu chí chợ văn minh thương mại, ATTP. Trong đó, chợ Thanh Liệt năm thứ 2 liên tục đạt tiêu chí chợ văn minh thương mại, ATTP.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì cho biết, việc hình thành mạng lưới thương mại trên địa bàn đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động.
Một số chợ kinh doanh tốt, số lượng người buôn bán trong chợ tăng lên so với các năm trước đây (chợ Quỳnh Đô, Thanh Liệt, Cầu Bươu...) đã làm tăng mức lưu chuyển hàng hoá, tăng thu cho ngân sách địa bàn, góp phần tích cực trong phát triển thương mại dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn đảm bảo chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện đã đề ra.
Đến nay, 100% các chợ đã thành lập đội PCCC cơ sở và được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ PCCC&CNCH theo quy định. 100% các chợ đã xây dựng phương án PCCC và tổ chức thực tập phương án PCCC, đảm bảo hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn; đảm bảo giao thông phục vụ phòng cháy chữa cháy tại chợ.
“Công tác ATTP tại chợ từng bước được thực hiện tốt hơn. 100% các hộ tiểu thương ký cam kết ATTP và được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Nhận thức của người dân về thực phẩm an toàn được nâng cao” - bà Nguyễn Thị Tuyết Anh nhấn mạnh.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, thực hiện Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025” tại huyện Thanh Trì, phòng Kinh tế đã tham mưu UBND huyện kiểm tra điều kiệnđảm bảo ATTP theo quy định tại Đề án đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ. Theo đó, năm 2023 đã cấp biển nhận diện cho 60 cơ sở kinh doanh thực phẩm có vị trí cố định tại chợ Tứ Hiệp, Quỳnh Đô, Yên Xá, Cầu Bươu.
Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, năm 2023, công tác quản lý hoạt động chợ trên địa bàn huyện có chuyển biến tích cực theo hướng văn minh, hiện đại. Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, huyện Thanh Trì tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động chợ. Tiếp tục thực hiện các nội dung quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội để thực hiện đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao. Tiếp tục triển khai Đề án “Quản lý các cửa hàng kinh doanh ATTP trong chợ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.
Tập trung tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh các sản phẩm an toàn, đảm bảo ATTP theo quy định, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cấp Giấy chứng nhận/ký cam kết đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở, đơn vị kinh doanh thực phẩm trong chợ.
Duy trì giải toả, xử lý dứt điểm các điểm bán hàng rong không đảm bảo quy định, không để tồn tại, tạo công bằng cho các tiểu thương kinh doanh trong chợ hoạt động hiệu quả. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ công tác hoạt động tại các chợ như: ATTP, VSMT, PCCC, vệ sinh môi trường. Tuyên truyền vận động người dân kinh doanh đúng nơi quy định. Tiếp tục tổ chức đánh giá chợ văn minh thương mại, ATTP tại các chợ.
Hà Nội: chợ hoa Quảng An được đề xuất trở thành sản phẩm du lịch đêm | |
Hà Nội: Chung tay phát triển mô hình chợ văn minh |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại