Thứ năm 12/09/2024 08:30

Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung sau 1 ngày làm việc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Ấn Độ năm nay đã đạt thành công đặc biệt khi ra được tuyên bố chung chỉ sau 1 ngày làm việc bất chấp những mâu thuẫn và xung đột đang diễn ra.
Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung sau 1 ngày làm việc
Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung sau 1 ngày làm việc. (Ảnh: AP)

Theo đó, ngày 9/9 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh G20 đã ra được tuyên bố chung sau khi các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đi đến thống nhất.

Đây được xem là thành công đặc biệt của hội nghị năm nay trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những mâu thuẫn và xung đột.

Tuyên bố chung đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của duy trì an ninh lương thực và năng lượng, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động bất lợi mà xung đột đang gây ra, qua đó làm trầm trọng thêm tình trạng mong manh về kinh tế và xã hội hiện tại. G20 cũng đã đề ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết những thách thức của thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, tuyên bố chung cũng đã không lên án Nga về cuộc xung đột ở Ukraine và kêu gọi tất cả các quốc gia không sử dụng vũ lực để chiếm lãnh thổ.

"Nhờ sự làm việc chăm chỉ của tất cả các nhóm, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận về Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20. Tôi tuyên bố thông qua Tuyên bố này", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra thông báo.

Nước chủ nhà Ấn Độ nhấn mạnh đây là thỏa thuận lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20 khi mà các quốc gia thành viên đã quyết tâm gạt các bất đồng để hướng tới lợi ích chung của người dân.

Trong tuyên bố chung, vấn đề đầu tiên được đề cập đến là cuộc xung đột Nga - Ukraine trong đó nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia duy trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, luật nhân đạo quốc tế và hệ thống đa phương nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định".

Tuyên bố không đứng về một bên nào trong cuộc xung đột này mà kêu gọi các bên “phải kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để tìm cách chiếm đoạt lãnh thổ chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Bên cạnh đó, không chấp nhận với việc “sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung sau 1 ngày làm việc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh thỏa thuận đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay. (Ảnh: ANI)

Tiếp theo trong tuyên bố chung được đưa ra là đề cập tới vấn đề tăng trưởng bền vững, Hội nghị thượng đỉnh G20 một lần nữa kêu gọi định hình các thể chế tài chính toàn cầu để “thúc đẩy tăng trưởng, giảm bất bình đẳng và duy trì sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô”.

Các quốc gia đang phát triển cần phải cơ cấu lại các khoản nợ của mình và nên tiếp cận với một hệ thống “thương mại đa phương không phân biệt đối xử, công bằng, cởi mở, toàn diện, công bằng, bền vững và minh bạch”.

Tuyên bố chung cũng đưa ra vấn đề thứ 3 được quan tâm là khí hậu. Các quốc gia thành viên G20 cần “thực hiện đầy đủ và hiệu quả Thỏa thuận Paris cũng như mục tiêu về nhiệt độ của nó”. Đây là hành động có ý nghĩa và hiệu quả nhất để hạn chế sự nóng lên của toàn cầu và giảm những tác động với môi trường tự nhiên.

Tuyên bố chung cũng nếu ra việc các nước đang phát triển nếu muốn đạt được những mục tiêu về khí hậu sẽ cần cần tới 5,9 nghìn tỷ USD vào năm 2030, trong khi toàn thế giới sẽ cần 4 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2030 để giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0 vào năm 2050.

Vấn đề cuối cùng được đề cập trong tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 chính là vấn đề thế giới đa cực. Tuyên bố đưa ra lời kêu gọi cải cách tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh rằng tổ chức này phải “có trách nhiệm với toàn bộ thành viên, trung thành với các mục đích thành lập và các nguyên tắc trong Hiến chương LHQ và thích nghi để thực hiện nhiệm vụ của mình”.

Đặc biệt, Ấn Độ đã nhiều lần kêu gọi có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và mong muốn có thêm nhiều nước đang phát triển có ghế trong cơ quan này. Lời kêu gọi về “một chủ nghĩa đa phương toàn diện hơn và được tiếp thêm sinh lực” để “làm cho việc quản trị toàn cầu trở nên mang tính đại diện hơn”.

Việc ra được tuyên bố chung của G20 là một tín hiệu tích cực cho thấy các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nỗ lực hợp tác và đoàn kết để giải quyết các thách thức chung của thế giới.

Tuy nhiên, tuyên bố chung vẫn chưa thể giải quyết được tất cả các vấn đề, đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraine. Để đạt được những tiến bộ thực chất hơn, các nền kinh tế lớn nhất thế giới cần tiếp tục nỗ lực hợp tác và giải quyết các bất đồng.

Khai mạc Khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc Khai mạc Khóa họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã tiến hành bế mạc khóa họp lần thứ 77 cùng với đó là tổ chức khai mạc Khóa ...

Ấn Độ chuẩn bị sẵn sàng cho Hội nghị thượng đỉnh G20 Ấn Độ chuẩn bị sẵn sàng cho Hội nghị thượng đỉnh G20

Nước chủ nhà Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn sàng cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ...

Tuấn Khang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động