Thứ ba 17/12/2024 13:57

Hoãn phiên tòa xét xử bị cáo trong vụ lừa bán hàng hiệu ở Bắc Giang

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm nhận thấy bị hại vắng mặt tại phiên tòa và bị cáo Trịnh Thu Trang có đơn kháng cáo kêu oan cũng như một số tình tiết cần làm rõ, do đó, HĐXX đã quyết định tạm hoãn phiên tòa để làm rõ các tình tiết trong vụ án.
Hoãn phiên tòa xét xử bị cáo trong vụ lừa bán hàng hiệu ở Bắc Giang
Bị cáo Trịnh Thu Trang tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Công Phương.

Ngày 16/12, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trịnh Thu Trang về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại TAND tỉnh Bắc Giang.

Tại phiên tòa, trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) cấp cao tại Hà Nội, luật sư đã hỏi bị cáo Trang để làm rõ các tình tiết của vụ án. Trong phần xét hỏi, bị cáo Trịnh Thu Trang đã trình bày nhiều tình tiết, nội dung làm rõ bản chất của vụ án.

Sau khi nghe bị cáo Trịnh Thu Trang trình bày, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội cho rằng một số nội dung tại cơ quan điều tra cũng như lời khai của bị cáo nêu rằng các hoạt động mua bán của bị cáo đều qua tin nhắn điện thoại, zalo, facebook và tài khoản ngân hàng. Để làm rõ tính chất của vụ án, VKSND cấp cao tại Hà Nội đề nghị hoãn phiên tòa để yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ tình tiết trong vụ án để làm căn cứ HĐXX tiếp tục phiên tòa. Bên cạnh đó, các bị hại vắng mặt tại phiên tòa nên một số lời khai cần kiểm chứng.

Trình bày tại phiên tòa, luật sư Trần Văn An, người bào chữa cho bị cáo đồng tình với ý kiến của đại diện viện kiểm sát và đề nghị HĐXX có biện pháp yêu cầu các bị hại đến phiên tòa.

Trước đó, ngày 20/6/2024, TAND tỉnh Bắc Giang đã ra Bản án số 51/2024/HS-ST tuyên bị cáo Trịnh Thu Trang án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Nguyễn Thùy Anh 1 năm 3 tháng tù, Lương Thị Thu Thảo 1 năm tù, cùng cho hưởng án treo, cùng về tội “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự”. Bị cáo Trang sau đó kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 26/9/2024, TAND cấp cao tại Hà Nội đã đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, "Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự" ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm nhưng có đơn xin hoãn của gia đình bị cáo.

Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 8/2020, bị cáo Trang (trú tại 138, đường Đào Sư Tích, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) bắt đầu buôn bán mỹ phẩm trên mạng xã hội. Đến tháng 7/2021, Trang buôn bán túi xách đắt tiền của nhiều thương hiệu khác nhau như: Hermes, Chanel, Dior, LV,…

Trang không có cửa hàng kinh doanh, không tạo gian hàng kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội. Trang kinh doanh trên cơ sở sự phối hợp, hợp tác với L.T.T.N; Trang tìm nguồn hàng cung ứng cho N và 7 đầu mối thân quen với N (là D.H.H.Y, L.T.T.D, V.T.H, Đ.D.P, N.T.T.G, N.T.T.H, V.N.L.C) và bán hàng cho một số đầu mối khác (là T.T.H, N.T.T, N.H.A, N.N.B.H, P.H.T, Đ.H.L...).

Trong quá trình mua bán hàng hóa, Trang chuyển tiền đặt mua hàng chủ yếu từ các đầu mối T.B.L, D.L, H.N, H.N, B.A.T,… và đồng thời, Trang cũng nhập mua từ L.T.T.N và chính những người nêu trên (là người vừa mua, vừa bán hàng).

Theo đó, việc mua bán của Trang và N chỉ diễn ra xung quanh các đầu mối kinh doanh, mua bán hàng hiệu với nhau (khoảng 20 người); số lượng bán ra khách lẻ bên ngoài rất ít. Những người giao dịch với Trang chủ yếu ở TP Hà Nội, còn lại một số ít ở TP Hồ Chí Minh và nước ngoài.

Trang ở Bắc Giang, nên việc giao dịch chủ yếu bằng điện thoại, mạng xã hội Zalo, Facebook và tài khoản ngân hàng. Việc vận chuyển hàng Trang có thuê shipper vận chuyển. Trên 90% số hàng hoá Trang không giao nhận trực tiếp mà bên bán giao trực tiếp cho bên mua qua shipper giao hàng.

Để kinh doanh, Trang đầu tư hơn 6 tỷ đồng tiền vốn bản thân vào (trong đó có 3,5 tỷ đồng vay được từ ngân hàng tháng 4/2022 do thế chấp nhà); còn lại phần lớn số tiền để kinh doanh là Trang sử dụng (tiền, hàng) của N để cùng kinh doanh thông qua dạng hợp tác và vay (vay bằng tiền và hàng) của một số bên đối tác mua bán cùng.

Trong suốt quá trình kinh doanh hơn 1 năm, tổng số tiền luân chuyển qua tài khoản của Trang là gần 200 tỷ đồng.

Theo ông Trịnh Quang Hưng, bố bị cáo Trịnh Thu Trang cho biết, trong suốt quá trình hơn 1 năm điều tra, xét xử sơ thẩm vụ án, có rất nhiều vấn đề, uẩn khúc trong vụ án không được làm rõ như: không làm rõ số tiền 54 tỷ đồng cáo buộc Trang chiếm đoạt có đúng với thực tế hay không? không làm rõ số tiền 54 tỷ đồng đó Trang đã chuyển đi đâu, cho ai? (Dù danh sách tài khoản, các giao dịch đều gửi tài liệu đầy đủ cho cơ quan điều tra trước khi khởi tố). Không xác định rõ tài sản là túi xách, đồng hồ cáo buộc Trang chiếm đoạt có hay không? không làm rõ việc mua bán giao dịch của Trang có hàng hoá không?...

Ông Trịnh Quang Hưng cho rằng, Trang chỉ mua bán với gần 20 người có danh sách, tài khoản và địa chỉ cụ thể. Trang cũng chỉ dùng tài khoản chuyển tiền, không dùng tiền mặt, nhiều giao dịch mua bán hàng hóa đều có bill mã hàng nên để làm rõ có hàng thật hay không rất dễ nhưng cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang không thực hiện các biện pháp tố tụng cần thiết.

Lừa đảo nhưng lại chuyển hết tiền cho các đầu mối nhập hàng? Lừa đảo nhưng lại chuyển hết tiền cho các đầu mối nhập hàng?

Ông Trịnh Quang Hưng (bố bị cáo Trịnh Thu Trang) cho rằng, bị cáo Trịnh Thu Trang không có mục đích chiếm đoạt tiền và ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động