Hiệu quả quảng bá "đặc sản" OCOP Hà Nội qua các mùa lễ hội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSản phẩm lụa tơ sen “độc nhất vô nhị” của Công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức do nghệ nhân Phan Thị Thuận sáng tạo thu hút du khách. Ảnh: Mộc Miên |
Sản phẩm OCOP Hà Nội “hút” khách
Những năm qua, Hà Nội nở rộ các hoạt động lễ hội gắn kết với du lịch, làng nghề, sản phẩm OCOP Thủ đô…. Các lễ hội tiêu biểu kể đến như: Lễ hội Du lịch Hà Nội, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội; Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội; Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội; Lễ hội trái cây TP Hà Nội; Festival Thu Hà Nội; Lễ hội Bia Hà Nội; Lễ hội Sen Hà Nội lần thứ nhất năm 2024, Lễ hội Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất năm 2024…
Cùng với đó là các hội chợ, triển lãm quảng bá sản phẩm làng nghề, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn kết văn hóa du lịch địa phương tại các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội.
Thông qua các lễ hội, hàng nghìn sản phẩm OCOP địa phương các làng nghề được giới thiệu, quảng bá, trở thành điểm đến yêu thích của đông đảo khách hàng.
Mới đây, “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc” tổ chức tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Hà Nội) đã thu hút khoảng 50.000 lượt du khách tham quan, mua sắm. Với sự góp mặt của hơn 1.000 sản phẩm OCOP các vùng miền mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch và người tiêu dùng,
Ghi nhận tại “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc” (từ ngày 12/7 đến ngày 16/7/2024) tổng doanh thu và giá trị hợp đồng, biên bản ghi nhớ cam kết thu mua các sản phẩm OCOP và sản phẩm từ sen, các loại trà đạt hơn 11 tỷ đồng (trong số doanh thu bán trực tiếp 6 tỷ đồng).
Nhiều doanh nghiệp, chủ cơ sở cho biết đã chủ động chuẩn bị lượng hàng lớn để phục vụ người tiêu dùng nhưng một số mặt hàng đặc trưng đã “cháy hàng” từ ngày khai mạc. Đặc biệt, các gian hàng quảng bá sản phẩm chế biến từ giá trị sen hút du khách trải nghiệm, tham quan.
Ngày đầu tiên khai mạc, lượng khách chen cứng lối đi của các gian hàng. Từ gian hàng quảng bá về sản phẩm sen Hà Nội, sen Đồng Tháp đến đặc sản vùng miền của Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…
Không khí mua sắm nhộn nhịp, người tiêu dùng không ngại chi tiền mua số lượng hàng lớn vì tin tưởng chất lượng sản phẩm OCOP.
Một chủ cơ sở tại Quảng Ngãi cho biết, họ đã chuẩn bị sản phẩm hàng hóa, nông sản chất lượng được cấp chứng nhận OCOP để giới thiệu, quảng bá đến người dân Thủ đô. Gian hàng ngày đầu khai mạc vô cùng “đắt” khách không chỉ mang đến niềm vui cho doanh nghiệp còn mang lại niềm tin của người tiêu dùng.
Tham gia Lễ hội Sen Hà Nội có nhiều sản phẩm OCOP từ các làng nghề Hà Nội như sản phẩm tơ tằm, lụa tơ sen “độc nhất vô nhị” của Công ty TNHH Dâu Tằm Tơ Mỹ Đức; nón làng Chuông (Chương Mỹ, Hà Nội); sản phẩm tranh, đồ lưu niệm sơn mài Hạ Thái (Thường Tín, Hà Nội),…
Ngoài ra, ẩm thực bánh cuốn Thanh Trì, giò chả Ước Lễ, sản phẩm sữa Ba Vì,… là các gian hàng thu hút rất nhiều thực khách.
Sản phẩm nón làng Chuông khá "đắt' khách tại Lễ hội Sen Hà Nội. Ảnh: Mộc Miên |
Tạo kênh kết nối giữa cơ sở sản xuất và khách hàng
Thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới, đến hết tháng 4/2024, 63 tỉnh, TP của cả nước đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Trong đó, có 73,9% sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 24,7% sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao. Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
TP Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, tính đến nay có 745/2.711 sản phẩm OCOP trên địa bàn TP là sản phẩm của làng nghề, làng có nghề (chiếm 27,48% tổng sản phẩm OCOP toàn TP).
Trực tiếp tham quan gian hàng trưng bày tại Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao việc Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc khai thác những giá trị văn hóa bản địa và thế mạnh địa phương để phát triển các sản phẩm OCOP. Việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với các sự kiện, lễ hội ngày càng chuyên nghiệp và hấp dẫn.
Tại Festival Thu Hà Nội năm 2023 lần đầu tiên tổ chức đón hàng nghìn lượt du khách trải nghiệm “Không gian ẩm thực Hà thành”; Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội năm 2023 thu hút khoảng 10 vạn người dân và du khách trải nghiệm… Với số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, dẫn đầu số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên là lợi thế của Hà Nội trong việc quảng bá, kích cầu kinh tế địa phương.
Thông qua các lễ hội được tổ chức, người tiêu dùng các tỉnh, TP biết đến nhiều hơn, tạo điều kiện kết nối giữa cơ sở sản xuất và khách hàng, góp phần kích cầu ngành du lịch Hà Nội, giữ vững danh hiệu “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới”.
Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giai đoạn 2021-2025. Với quyết tâm cao từ chính quyền và địa phương, tính từ năm 2021 đến hết năm 2023, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 1.657 sản phẩm. Năm 2024, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã đăng ký đánh giá, phân hạng thêm 510 sản phẩm. Với kết quả này, Chương trình OCOP của Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đề ra trước một năm. |
Bức tranh kinh tế - xã hội Hà Nội khởi sắc trong 7 tháng năm 2024 | |
Nâng cao giá trị của sen gắn với phát triển nông nghiệp Thủ đô | |
Nét đẹp kiến trúc, văn hóa ngôi làng cổ Hà thành |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại