Thứ tư 19/02/2025 20:55

Hành tây có “hút” virus cúm không? Cần lưu ý gì khi sử dụng hành tây?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hành tây thuộc họ hoa huệ (Liliaceae), cùng với tỏi, hẹ tây và tỏi tây. Hành tây có chứa các hợp chất mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gần đây, nhiều người truyền nhau phương pháp trồng hành tây trong nhà để "hút" virus cúm và diệt khuẩn, làm sạch không khí, song các chuyên gia y tế nhận định, việc này chưa có căn cứ khoa học.
Việc tin tưởng vào phương pháp trồng hành tây có thể khiến nhiều người chủ quan, không tiêm vaccine, không giữ ấm cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc cúm cao hơn.
Việc tin tưởng vào phương pháp trồng hành tây có thể khiến nhiều người chủ quan, không tiêm vaccine, không giữ ấm cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc cúm cao hơn.

Một số lợi ích của hành tây đối với sức khỏe

Giàu các hợp chất chống oxy hóa

Hành tây chứa nhiều chất gồm flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Khi tiêu thụ thường xuyên và đủ số lượng, các hợp chất này có thể giúp bảo vệ hỗ trợ chống lại các bệnh như ung thư và tiểu đường.

Trên thực tế, hành tây chứa hơn 25 loại flavonoid khác nhau và là một trong những nguồn phong phú nhất trong chế độ ăn uống của chúng ta.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Một trong những flavonoid có trong hành tây là quercetin có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Các nghiên cứu cho thấy ăn hành tây có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm huyết áp, quản lý mức cholesterol.

Hỗ trợ sức khỏe của xương

Đưa hành tây vào chế độ ăn uống có thể cải thiện mật độ xương. Điều này có thể là do đặc tính chống oxy hóa của hành tây, làm giảm căng thẳng oxy hóa và giảm mất xương.

Một nghiên cứu xem xét tác động đối với phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh báo cáo rằng ăn hành tây thường xuyên làm giảm nguy cơ gãy xương hông. Một nghiên cứu sâu hơn trên phụ nữ trung niên cho thấy uống nước ép hành tây làm giảm quá trình mất xương và cải thiện mật độ xương.

Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Hành tây rất giàu chất xơ, đặc biệt là loại không tiêu hóa cần thiết để duy trì sức khỏe đường ruột. Mặc dù chúng ta không thể tiêu hóa chất xơ prebiotic, nhưng vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta thì có thể. Và chúng sử dụng nó làm nhiên liệu để giúp tăng số lượng và tạo ra các sản phẩm phụ được gọi là axit béo chuỗi ngắn (SCFAs). Nghiên cứu cho thấy rằng những SCFA này rất quan trọng để duy trì sức khỏe và tính toàn vẹn của ruột, đồng thời hỗ trợ khả năng miễn dịch và tiêu hóa.

Góp phần trị bệnh tiểu đường

Hành tây có chứa các hợp chất cụ thể như quercetin, hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có khả năng kích thích sản xuất insulin, giúp chống lại bệnh tiểu đường. Tiêu thụ hành tây hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, vốn là một điều quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Tăng cường hệ miễn dịch

Bổ sung hành tây vào bữa ăn của bạn có thể giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường. Nhiều dưỡng chất như vitamin C, kẽm, quercetin, flavonoid chứa trong loại thực phẩm quen thuộc này rất tốt cho cơ thể của bạn. Chúng hỗ trợ cơ thể phát triển khỏe mạnh đồng thời là chất chống oxy hóa tuyệt vời để cơ thể chống lại virus gây bệnh. Hành tây cũng được sử dụng trong y học dân gian để giảm ho, cảm lạnh.

Chỉ nên ăn tối đa vào khoảng 30-50 gram hành tây mỗi ngày; Tránh ăn hành tây cùng với một số loại thực phẩm như rong biển, mật ong, tôm hay cá.
Bạn chỉ nên ăn tối đa vào khoảng 30-50 gram hành tây mỗi ngày; tránh ăn hành tây cùng với một số loại thực phẩm như rong biển, mật ong, tôm hay cá.

Dùng hành tây để tiêu diệt virus cúm: có đúng không?

Theo PGS. Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, thông tin về việc hành tây chữa cúm đã xuất hiện từ lâu và thường được lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều người tin rằng hành tây có thể lọc sạch không khí và phòng bệnh cúm mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, ông khẳng định: "Hành tây có thể hỗ trợ tăng đề kháng, nhưng không thể tiêu diệt virus cúm".

Việc tin tưởng vào phương pháp trồng hành tây có thể khiến nhiều người chủ quan, không tiêm vaccine, không giữ ấm cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

"Việc trồng hành tây trong nhà không có tác dụng trong việc ngăn ngừa cúm. Người dân tuyệt đối không nên nhẹ dạ cả tin vào những phương pháp không có căn cứ khoa học" - TS.BS Vũ Quốc Đạt, Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới và Can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh.

Hành tây chứa hàm lượng phenolic và flavonoid cao, chủ yếu là quercetin đã được chứng minh có hoạt tính kháng khuẩn cao, có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như E. coli, Pseudomonas fluorescens, Bacillus cereus… Hành tây vị cay ngọt, tính bình, không độc, chủ trị bệnh mạch vành tim, đái tháo đường, thương phong nhiều đờm, chán ăn...

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác dụng của hành tây đối với virus, đặc biệt là virus cúm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng không nên tin vào những thông tin không có căn cứ khoa học về việc hành tây có thể hút virus cúm. Thay vào đó, mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cúm đã được chứng minh hiệu quả, như:

_ Tiêm vaccine phòng cúm đầy đủ, đúng lịch.

_ Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

_ Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với người bị cúm

_ Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hô hấp, những người ho, sổ mũi nên nghỉ làm, nghỉ học, không ra ngoài.

_ Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.

Khi bị cúm người bệnh cần đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, đặc biệt là corticoid, vì có nhiều bằng chứng cho thấy tác hại khó lường. Đối với người cao tuổi và người có bệnh nền, cúm có thể gây nguy hiểm hơn, vì vậy cần đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp.

Sử dụng hành tây nên lưu ý những gì?

Quá trình sử dụng hành tây, bạn nên lưu ý một số điều đáng lưu tâm như sau:

_ Chỉ nên ăn tối đa vào khoảng 30-50 gram hành tây mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

_ Tránh ăn hành tây cùng với một số loại thực phẩm như rong biển, mật ong, tôm hay cá.

_ Một số trường hợp là các đối tượng như người sinh lý yếu, người bị đau dạ dày, người đau mắt đỏ, người huyết áp thấp... cũng nên hạn chế ăn hành tây.

Các cách tự nhiên để làm giảm viêm xoang tại nhà
Cách chủ động phòng tránh cảm cúm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh
Các loại trà giúp giảm ho nhanh chóng, hiệu quả
Thời tiết chuyển mùa, cúm gia tăng, bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì?
Vân Lê
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động