Hải sản hạng sang lên ngôi thị trường quà Tết 2023
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVẹm Xanh Na Uy nấu cùng gia vị Việt dễ dàng chinh phục thực khách ngày Tết. Nguồn ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy |
Giỏ quà hải sản Na Uy bạc triệu vẫn đắt khách
Người Việt rất quan trọng tặng quà vào dịp Tết cổ truyền. Món quà Tết có ý nghĩa nhất, được xem trọng nhất đôi khi không nằm ở giá cả mà ở sự độc đáo và sự kỳ công lựa chọn của người đi biếu Tết.
Đó là lý do mà thị trường quà Tết hằng năm luôn chú trọng vào các sản phẩm có tính mới lạ, đặc sắc, phục vụ nhu cầu đặc biệt của khách hàng như: biếu Tết đối tác, tặng quà Tết cho nhân viên xuất sắc, biếu Tết cha mẹ, thông gia…
Xu hướng biếu Tết bằng đồ ngoại nhập xa xỉ ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt, trong 2-3 năm trở lại đây, hải sản cao cấp đến từ Na Uy trở thành mặt hàng quà Tết được săn đón. Hải sản Na Uy có mức giá cao nhưng tem nhãn xuất xứ rõ ràng, tiêu chuẩn chất lượng cao hơn tiêu chuẩn chung của châu Âu. Hải sản cũng là loại thực phẩm dễ chế biến, cách chế biến đa dạng, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Do đó, giỏ quà Tết hải sản nhập khẩu từ Na Uy dễ dàng trở thành xu hướng khi các thương hiệu thực phẩm đẩy mạnh tiếp thị cho mặt hàng này.
Một chuỗi cửa hàng thực phẩm nhập khẩu lớn mới đây quảng cáo danh mục giỏ quà Tết gồm 26 loại “sơn hào hải vị” theo đúng nguyên lý độc - lạ - ý nghĩa. Trong đó, các loại hải sản Na Uy chiếm đến 5 mục gồm: cá Hồi Na Uy phi lê, cá Hồi Na Uy nguyên con, cá Hồi Na Uy xông khói, cua Hoàng đế Na Uy tươi sống, tôm hùm càng đỏ Na Uy đông lạnh.
Một số chuỗi cửa hàng hải sản thiết kế riêng giỏ quà hải sản Na Uy theo hai hình thức: giỏ quà đóng gói sẵn và giỏ quà tự chọn. Ví dụ về một giỏ quà hải sản Na Uy biếu Tết đang có mặt trên thị trường được đóng gói như sau: 1kg phi lê cá hồi Na Uy tươi, 600gr phi lê cá thu Na Uy đông lạnh, 300gr phi lê cá tuyết Na Uy đông lạnh, 600gr tôm Bắc cực Na Uy đông lạnh. Kèm theo là gia vị cao cấp để người nhận quà dễ dàng chế biến và thưởng thức gồm: 1 tuýp mù tạt Wasabi Nhật Bản 100gr, 1 chai nước tương Kikkoman Nhật Bản 150ml. Giỏ quà được đóng trong thùng xốp cách nhiệt ướp đá khô và trang trí bên ngoài sống động với các biểu tượng của Tết cổ truyền như cành đào, cành mai, phong bao lì xì, tràng pháo, bánh chưng…
Công ty Arctic Seafood Norway (ASN) - một thương hiệu hải sản Na Uy - cho biết họ sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam dịp Tết cổ truyền 2023 tới đây nhiều mặt hàng hải sản cao cấp khác, trong đó tập trung là các loài giáp xác. Lần đầu tiên thị trường Việt sẽ có cua tuyết Na Uy tươi sống được vận chuyển theo một quy trình nghiêm ngặt chuẩn 5 sao từ biển khơi đến bàn ăn, đảm bảo hải sản từ các nhà máy tại Na Uy đến tay thực khách Việt tươi nguyên, khỏe mạnh như vừa đưa từ biển lên.
Hải sản Na Uy chinh phục khẩu vị khó tính của người Việt
Hải sản Na Uy chiếm lợi thế trong thị trường quà Tết dù vào Việt Nam sau nhiều quốc gia cung cấp hải sản biển lạnh khác như Nga, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ireland… Lý do là giỏ quà Tết hải sản sử dụng chủ yếu hải sản cấp đông, mà công nghệ cấp đông của Na Uy được đánh giá là số 1 thế giới.
Món cá Tuyết Na Uy trên bàn tiệc năm mới. Nguồn ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy |
Các loại cá Hồi, cá Mackerel, cá Tuyết, cua Hoàng đế, tôm hùm… đến từ Na Uy được đảm bảo chất lượng gần như tuyệt đối nhờ quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu đánh bắt, phân loại, cấp đông ngay trên tàu đến đóng gói, bảo quản, vận chuyển. Nếu như các nước khác đóng thùng trơn với các lô hàng hải sản, thì Na Uy làm ngược lại. Mỗi thùng hàng được dán đầy đủ các dấu hiệu nhận diện bao gồm tên thương hiệu, logo, tem in mã vạch, biên bản kiểm định, giấy chứng nhận kiểm dịch nội địa và quốc tế, cùng logo mang tính chỉ báo địa lý quốc gia cho đẳng cấp hải sản Na Uy “Seafood from Norway” có nghĩa là: Hải sản từ Na Uy. Hàng hải sản từ Na Uy khi nhập cảng Việt Nam có thể phân biệt được bằng mắt thường.
Với riêng mặt hàng cua Hoàng đế, cua Hoàng đế Na Uy được đóng gói từng con và dán mã QR cho mỗi con để tiện truy xuất, không thể làm giả.
Kỹ thuật cấp đông tiên tiến và quy trình sản xuất chặt chẽ giúp hải sản đông lạnh Na Uy giữ được hương vị và độ tươi ngon tương đương với hàng tươi sống. Đó là lý do mà những thị trường sành ăn và khó tính nhất thế giới như Liên hiệp Anh, Nhật Bản đều chuộng hải sản Na Uy. Thậm chí, người Nhật còn dùng tôm càng đỏ đông lạnh, cá Hồi đông lạnh, cá thu (còn có tên khác là cá Saba Na Uy, cá nục bông, cá mackerel) đông lạnh của Na Uy để làm món sashimi - món gỏi có yêu cầu thượng hạng về độ tươi sống của hải sản.
Chia sẻ về quy trình sản xuất và chất lượng hải sản đông lạnh Na Uy, ông Jarle Aarseth - Giám đốc Công ty Arctic Seafood Norway AS - cho biết: “Ở Na Uy, chúng tôi đã dùng hải sản đông lạnh nhiều thập kỷ. Chúng tôi xuất khẩu theo tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn Châu Âu. Luật Na Uy có quy định hải sản đông lạnh phải được cấp đông trong một khoảng thời gian nhất định tính từ lúc chúng được đưa lên mặt nước, nhờ đó chất lượng sẽ được giữ nguyên trong suốt thời gian tuổi thọ của hàng hoá.
Hải sản tươi, theo tiêu chuẩn Na Uy, được ướp đá tới 16 ngày. Theo tôi, hương vị của hàng tươi tới hơn hai tuần như vậy sẽ không sánh được với hàng đông. Tất nhiên, tôi đang so sánh trong điều kiện cả hai hình thức bảo quản đều theo đúng yêu cầu kỹ thuật của mỗi hình thức.
Công nghệ cấp đông hải sản của Na Uy dựa theo truyền thống trăm năm đảm bảo nhiệt độ bên trong thịt cá luôn ở 0 độ C trở xuống. Từ lúc cá được đánh bắt ở biển lên tàu, thì khoang chứa cá đã là một bồn nước biển tuần hoàn 0 độ C. Khi cá được bơm từ khoang tàu vào bồn trong nhà máy, thì toàn bộ nước từ khoang vào bồn đều là nước biển 0 độ C. Khi nhà máy bắt đầu bơm cá từ bồn vào dây chuyền sản xuất, tức là cá phải tiếp xúc với nhiệt độ không khí, thì nhà máy phải đảm bảo nhiệt độ không khí không được quá 14 độ C và thời gian cá di chuyển trong dây truyền không quá 12 phút. Trong 12 phút đó, cá phải được sản xuất đóng gói xong và đưa vào hầm cấp đông sâu ở -40 độ C.
Đó là lý do hải sản đông lạnh của Na Uy giữ được hương vị như tươi sống. Người Na Uy chúng tôi thực sự rất tự hào về chất lượng hải sản của mình, dù là dùng công nghệ trăm năm hay công nghệ hiện đại”.
Với một quy trình sản xuất nghiêm ngặt như trên, cộng với lợi thế về thương hiệu, độ uy tín thể hiện qua cung cách đóng gói, dán nhãn bao bì sản phẩm, hải sản Na Uy đi vào các giỏ hàng Tết cạnh tranh hơn các mặt hàng khác và dễ dàng chinh phục khẩu vị sành sỏi, khó tính của thực khách Việt.
Hội đồng Hải sản Na Uy xếp Việt Nam vào nhóm thị trường mới nổi. Từ năm 2023, Hội đồng Hải sản Na Uy sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho hải sản Na Uy tại Việt Nam. Theo đó, người tiêu dùng cũng như nhà nhập khẩu phía Việt Nam sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ Na Uy, ví dụ như chương trình Marketing Đồng Hành do Hội đồng Hải sản Na Uy bảo trợ và Công ty Arctic Seafood Norway AS đang triển khai. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại