Hà Nội xây dựng lộ trình phát triển ngành Dược đến năm 2020
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đó, thành phố đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh. Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền mua thuốc trong năm đạt 80%, trong đó, thuốc từ dược liệu chiếm ít nhất 30%; phấn đấu đạt 20% nhà máy sản xuất thuốc trên địa bàn đạt các tiêu chuẩn GMP-PIC/S, GMP-EU... Phấn đấu có 3 dược sĩ đại học/vạn dân, trong đó, dược sĩ lâm sàng chiếm 30%. Phấn đấu trung bình tối thiểu có 4,8 dược sĩ đại học trở lên tại bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện thành phố, bệnh viện tuyến huyện. Phấn đấu 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn có dược sĩ phụ trách công tác dược.
Ảnh minh hoạ |
Trong giai đoạn này, thành phố phấn đấu 100% các bệnh viện sử dụng công nghệ thông tin trong khâu quản lý và cấp phát thuốc. 100% kho thuốc của các các cơ sở khám, chữa bệnh tuân thủ nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).
Phấn đấu 100% bệnh viện tuyến thành phố, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 60% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng. 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPS). Phấn đấu tăng thêm diện tích trồng dược liệu 50ha/năm với các loài cây có giá trị về điều trị và kinh tế cao tại các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp.
Giai đoạn đến năm 2030, toàn thành phố phấn đấu có 3,5 dược sĩ đại học/vạn dân, trong đó, dược sĩ lâm sàng chiếm 30%; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có dược sĩ phụ trách công tác dược 80% nhà máy sản xuất thuốc trên địa bàn đạt các tiêu chuẩn GMP-PIC/S, GMP-EU. Ổn định và từng bước mở rộng diện tích nuôi trồng cây dược liệu hiện có, phấn đấu đạt khoảng 800ha gieo trồng vào năm 2030 theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung. Phấn đấu 100% diện tích trồng dược liệu thực hiện “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, UBND thành phố triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp như: Ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các hoạt động chuyên môn, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra... Đáng chú ý, thành phố sẽ bố trí nguồn vốn đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại TP Hà Nội.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại