Hà Nội: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng cháy và chữa cháy
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrong 8 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn thành phố xảy ra 268 vụ cháy, nổ làm 06 người chết, 18 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ước tính hơn 6,2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có 424 vụ chập điện trên cột, 520 sự cố...
Mặc dù trong những tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nhiên các mặt công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH vẫn được các đơn vị duy trì thực hiện với các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế; qua đó, số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra được kiềm chế, kéo giảm, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC&CNCH có bước đổi mới, hướng tới nội dung thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, qua đó tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của đơn vị, cơ sở và quần chúng nhân dân. Hơn 60% số vụ cháy, sự cố, tai nạn đã được lực lượng cơ sở, quần chúng nhân dân phát hiện xử lý kịp thời ngay khi mới phát sinh.
Công tác rà soát, xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, CNCH nhất là các phương án có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng, phương tiện được các đơn vị quan tâm thực hiện, đảm bảo đúng quy trình, quy định.
Công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu được Công an thành phố duy trì, thực hiện nghiêm túc; công tác tiếp nhận, xử lý thông tin đảm bảo thông suốt, kịp thời; sự hiệp đồng, phối hợp trong công tác tổ chức chữa cháy được các đơn vị thực hiện hiệu quả.
Ảnh minh họa: Khánh Huy |
Thời gian tới, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thủ đô; rà soát các cơ sở, công trình, phương tiện giao thông có tính chất đặc thù trên địa bàn Thủ đô; nghiên cứu, đề xuất xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật về đảm bảo an toàn PCCC phù hợp đối với từng loại hình, đối tượng đặc thù nhưng chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an toàn PCCC.
Nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH, kỹ năng thoát nạn, sử dụng các phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở, người dân trong công tác PCCC và CNCH; tích cực phối hợp với cơ quan báo, đài xây dựng tin bài, phóng sự hướng dẫn các biện pháp PCCC và biện pháp thoát nạn khi có sự cố xảy ra phát trên các phương tiện thông tin truyền thông.
Đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC và CNCH với phương châm “bốn tại chỗ”, nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, cơ quan tổ chức liên quan đến công tác PCCC và CNCH. Xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản về PCCC tại các khu dân cư, khu công nghiệp, cơ quan, đơn vị, rừng; giải quyết chế độ chính sách kịp thời, thỏa đáng đúng quy định đối với người bị thương, hy sinh, thiệt hại về tài sản khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; kịp thời động viên, khen thưởng tập thể cá nhân có thành tích trong công tác PCCC và CNCH. Vận động khuyến khích, người dân người dân tình nguyện tham gia công tác PCCC&CNCH. Kiện toàn ban chỉ đạo PCCC và CNCH tại địa phương phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại