Thứ sáu 22/11/2024 03:11

Hà Nội tích cực đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Cù Ngọc Trang, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) được UBND TP Hà Nội được thực hiện với mục tiêu xuyên suốt "lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá hiệu quả của các cấp chính quyền"…
Người dân quét mã QR Code tra cứu thông tin thủ tục hành chính tại Bộ phận “Một cửa” phường Kim Giang. Ảnh: M. Phong
Người dân quét mã QR Code tra cứu thông tin thủ tục hành chính tại Bộ phận “Một cửa” phường Kim Giang. Ảnh: M. Phong

Theo UBND TP Hà Nội, từ cuối nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hà Nội đã quán triệt sâu sắc tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tầm quan trọng của CĐS. Với kim chỉ nam chung trong Đảng là Nghị quyết số 52-NQ/TƯ. Đối với Hà Nội, công cuộc chuyển đổi số còn được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" với yêu cầu phải tăng cường "chuyển đổi số" tạo động lực mới cho Thủ đô phát triển mọi mặt, thực sự văn minh, hiện đại.

Cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Cù Ngọc Trang cho biết, công cuộc CĐS được UBND TP Hà Nội được thực hiện với mục tiêu xuyên suốt "lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá hiệu quả của các cấp chính quyền", phương thức thực hiện được xác định "hành động, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới. Xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Khai thác, sử dụng dữ liệu" để phục vụ tốt hơn người dân, và doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho người dân và doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những khó khăn của dịch bệnh COVID-19 những năm đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, với những thuận lợi lớn về cơ chế chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực, chuyển đổi số đã trở thành động lực mạnh mẽ để Hà Nội chuyển mình và hướng tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Cù Ngọc Trang, từ sự "chuyển đổi" của chính quyền TP đã có tác động lớn đến các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc CĐS. Trong đó, 3.064 thôn, tổ dân phố tại 18/30 quận, huyện đã thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng tại các khu phố, thôn, tổ dân phố với khoảng 23.726 thành viên. Tổ Công nghệ số cộng đồng tuyên truyền chủ trương, chính sách, lợi ích về CĐS cho người dân, doanh nghiệp và các hộ gia đình. Hướng dẫn kỹ năng số cần thiết cho người dân, doanh nghiệp và hộ gia đình để các chủ thể nêu trên có thể chủ động, tích cực tham gia vào quá trình CĐS.

TP Hà Nội cũng chú trọng nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn thành phố về một số chủ trương, chính sách chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. TP cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về những khái niệm xã hội số, công dân số, văn hóa số... chuẩn bị những kiến thức cần thiết, các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của con người trong môi trường số.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, về phát triển hạ tầng số, trong những năm qua, hệ thống internet băng rộng cáp quang đã được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn, trên địa bàn TP. TP cũng hoàn thành việc kết nối mạng diện rộng (WAN) kết nối từ UBND TP đến các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đến 579/579 xã, phường, thị trấn phục vụ công tác giao ban trực tuyến của TP (đạt 100%).

Đến nay, TP đã được Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin (Ban cơ yếu Chính phủ) cấp 7.845 chữ ký chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc TP. Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin và hệ thống thiết bị phòng chống tấn công có chủ đích tại Trung tâm dữ liệu của TP.

Các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện về phát triển kinh tế số và xã hội số đã được UBND TP chỉ đạo tại Kế hoạch về CĐS, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đến nay, một số chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025 đã hoàn thành, gồm: 100 xã, phường, thị trấn đã có hạ tầng cáp quang. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến hộ gia đình đạt tỷ lệ 93,15%. Số thuê bao di động là băng rộng đạt tỷ lệ 121%; Số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt tỷ lệ 27,3%.

Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất 1 điện thoại thông minh đạt 122,7%. Tỷ lệ thuê bao di động sử dụng Smartphone trên tổng số thuê bao điện thoại đi động đạt 81,7%. Song song với đó, TP đã thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt khi 40% giao dịch thương mại trên địa bàn TP đã không sử dụng tiền mặt trong năm 2023.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, TP Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động CĐS, xây dựng Chính quyền số và TP thông minh trên địa bàn, đơn vị quản lý. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được TP giao. Trong đó, tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu số, quy trình số. Phát triển nền tảng, hệ thống số. Phát triển ứng dụng, dịch vụ số, thanh toán không dùng tiền mặt. Hoàn thiện, kết nối liên thông, đồng bộ hệ thống dịch vụ công trực tuyến…
Những dấu ấn của Đề án 06 tại Hà Nội
Hiệu quả chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật ở Hà Nội
Chuyển đổi số giúp làng nghề Bát Tràng “giữ lửa” lò gốm
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động