Hà Nội sẽ nghiên cứu mô hình và thí điểm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐào tạo phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Ảnh minh họa |
Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng tổ chức đào tạo phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
UBND TP Hà Nội vừa có Kế hoạch số 167/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 123/QĐ-LĐTBXH ngày 31/01/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án “Đào tạo phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” trên địa bàn đến năm 2030.
Theo đó, UBND TP đặt mục tiêu giai đoạn 2024 – 2026: Phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Tổ chức hoặc cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng mềm cho 100 đến 300 lượt cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đào tạo và phát triển kỹ năng mềm;
Giai đoạn 2026 – 2030: Nghiên cứu mô hình và tổ chức thí điểm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên tại 3 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố (Dự kiến thí điểm đào tạo, phát triển cho khoảng 1.500 lượt thanh niên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp);
Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng, 80% các trường trung cấp, 50% các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp;
Hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
UBND TP cũng đề ra loạt nhiệm vụ chủ yếu như: cập nhật chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng mềm dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm. Nghiên cứu mô hình, thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm;
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm...
UBND TP giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn thành phố.
Hà Nội sẽ hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Để thực hiện mục tiêu đặt ra đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên, học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, nhà giáo và các cơ quan, tổ chức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
Một trong những cách thức tuyên truyền được nêu nổi bật là truyền thông trên mạng xã hội như: Xây dựng và vận hành fanpage, kênh youtube truyền thông về phát triển kỹ năng mềm trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Đặc biệt, Hà Nội sẽ hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng mềm. Cụ thể là khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng khung chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Xây dựng, hình thành cơ chế phối hợp củng cố, tăng cường các hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động như: Tham gia xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo, tài liệu giảng dạy kỹ năng mềm các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng mềm cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo, học sinh, sinh viên các trình độ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội thảo, hội nghị, diễn đàn và các hội thi kỹ năng mềm.
Bên cạnh đó, để đào tạo kỹ năng mềm, Thành phố nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm. Khuyến khích, huy động, lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, các chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp có kinh nghiệm về ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo tham gia giảng dạy cho thanh niên và học sinh, sinh viên.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu mô hình, thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm; khảo sát, xây dựng nội dung, hình thức triển khai và nghiên cứu thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phương thức đào tạo; kết hợp lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm trong các hoạt động chính khóa, ngoại khóa và các hoạt động tham quan thực tế tại doanh nghiệp.
Kết quả của việc thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên sẽ là cơ sở để đưa các môn học kỹ năng mềm thành môn học chính thức được giảng dạy cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong tương lai.
Kỹ năng mềm – “Năng lực ngầm” cực kì quan trọng quyết định sự thành bại ít người quan tâm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại