Hà Nội, những nỗ lực thực hiện xây dựng “Thành phố không khói rơm rạ”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÁp lực lớn đè lên “bầu không khí” của TP
Dân số đông đúc với sự góp mặt của 17 khu công nghiệp, trên 1.350 làng nghề, gần 6 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô là những thách thức không nhỏ của TP. Theo ước tính, TP mỗi ngày tiêu thụ trên 400 triệu kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu, đây cũng chính là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu. Chưa kể, phát triển nông nghiệp ở các vùng ven đô đang tồn tại vấn đề khói rơm rạ.
Hà Nội đặt kế hoạch sẽ trở thành “Thành phố không đốt rơm rạ”. Trong lộ trình đó, các huyện, thị xã phải “cán đích” sớm. Đây là công việc không hề dễ dàng.
Khi nói về rơm rạ ở Hà Nội, rất nhiều người có thể đã biết, trên địa bàn Hà Nội tỉ lệ gieo cấy trồng lúa rơi vào khoảng 20% tỉ lệ diện tích toàn TP. Theo nghiên cứu cũng như thống kê của Sở nông nghiệp, diện tích trồng lúa vụ đông xuân và vụ mùa, thường là vụ đông xuân lớn hơn và tỉ lệ đốt rơm rạ vụ đông xuân sang vụ mùa cũng cao hơn, cụ thể, tỉ lệ đốt của vụ đông xuân năm 2020 được ghi nhận là 20%, vụ mùa khoảng 2,17%.
Bà Nguyễn Minh Quyên - Cán bộ chương trình phát triển cộng đồng của Tổ chức Live&Learn cho biết: Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi chụp ảnh đo chất lượng không khí tại Hà Nội, thấy rằng càng về chiều tối đến đêm, mọi người sẽ đốt và sẽ có những ảnh hưởng liên quan đến chất lượng không khí.
“Tác hại của đốt rơm rạ thì chính người dân cũng có thể thấy được rồi, nó làm chai cứng đất, làm giảm vi sinh vật, giảm năng suất nông nghiệp cho vụ sau, gây mất an toàn giao thông, hay gia tăng biến đổi khí hậu, gây ô nhiễm không khí… Tất cả những thông tin và những ảnh hưởng, tác động này, người dân hoàn toàn đã biết rõ” – Bà Nguyễn Minh Quyên nói.
Nhưng trên thực tế, câu chuyện ngừng đốt rơm rạ phức tạp hơn người ta tưởng bởi những giải pháp đưa ra không phải lúc nào cũng thu được kết quả như mong đợi. Ví dụ như để thu gần 400 nghìn tấn rơm của Hà Nội, chuyển thành đầu vào quý giá của chuỗi sản xuất khác không đơn giản; giải pháp việc để rơm rạ tại ruộng để làm giàu đất cho vụ mùa sau không khéo sẽ lại gây “ngộ độc” cho đất, nếu xử lý không đúng quy trình và liều lượng…
Đằng sau mỗi giải pháp là sự hội tụ của rất nhiều yếu tố, từ thuần túy kỹ thuật như chế phẩm xử lý rơm rạ thành nấm rơm hoặc phân hữu cơ, tính chất đất… đến những yếu tố liên quan trực tiếp đến con người như thói quen canh tác, khả năng tổ chức sản xuất… Và TP đã rất nỗ lực dùng nhiều biện pháp để giải quyết những vướng mắc này.
|
Chính quyền các địa phương tích cực vào cuộc
Nghiên cứu mới nhất của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng trong vụ Đông-Xuân năm 2020, Hà Nội đã ghi nhận nhiều quận huyện giảm được tỷ lệ đốt dưới 1%, tuy nhiên vẫn có nơi có tỷ lệ đốt cao, khiến tỷ lệ đốt rơm rạ trung bình của thành phố vẫn cao, khoảng 20%. Điều này đã gây ra khói mù mịt và phát thải gần 350 tấn bụi PM10, PM2.5 cùng 23.000 tấn CO2 vào không khí.
Để tiếp tục giảm thiểu tình trạng này, giảm thiểu phát thải và giữ môi trường không khí của TP, các quận huyện, thị xã đã tích cực rất nhiều biện pháp.Chị Trương Thị Thanh Nhàn (Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Sóc Sơn) cho biết: Tại huyện Sóc Sơn, như chúng tôi được biết diện tích ruộng lúa khoảng 9500 hecta, mỗi kì thu hoạch lúa cho ra khoảng trên 57000 tấn rơm rạ. Trước năm 2019, tỉ lệ đốt rơm rạ hầu như rất cao, khoảng 50-70% các hộ sau khi thu hoạch xong thường có thói quen đốt rơm rạ sau thu hoạch. Từ 2019 đến nay, do sự vào cuộc tích cực của cấp ủy chính quyền các địa phương cũng như các hộ đoàn thể, đặc biệt là hội phụ nữ chúng tôi cũng có những phương án tuyên truyền hiệu quả, đến nay cũng giảm được đáng kể tình trạng đốt rơm rạ của các hộ sau thu hoạch, đến nay rơi vào khoảng 30% các hộ thu hoạch xong tái diễn đốt rơm rạ. Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương các cấp cũng như các hội đoàn thể, đặc biệt là hội phụ nữ, tỉ lệ đốt rơm rạ trên cánh đồng hiện nay cũng đã giảm thiểu. Hội liên hiệp phụ nữ huyện Sóc Sơn cũng đã ra quân vào cuộc rất tích cực bằng nhiều biện pháp. Hàng năm hội phụ nữ huyện chúng tôi cũng xây dựng kế hoạch phối hợp với ủy ban nhân dân huyện, đặc biệt, trong chỉ tiêu hàng năm chúng tôi đều đưa ra hoạt động là không có hội viên làm nông nghiệp đốt rơm rạ.
Tại các quận, huyện khác, chính quyền và nhân dân cũng huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa những kinh phí để tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cũng như hỗ trợ hội viên mang những chế phẩm sinh học để ủ cho sản xuất hữu cơ cũng như xử lý rơm rạ bằng phương pháp mới, tránh tình trạng đốt.
Trên địa bàn TP có rất nhiều đơn vị đã thực hiện những giải pháp khác nhau như Ba Vì, Chương Mỹ, với những cánh đồng lớn mọi người có thể thu gom rất dễ dàng, hay Thanh Oai, Thạch Thất, có những cánh đồng nhỏ hơn một chút và gần các đường quốc lộ lớn, cũng đang trong quá trình phát triển, sẽ có ít hơn rơm rạ có thể áp dụng một số giải pháp xử lý ngay tại ruộng.
Hay các giải pháp truyền thông ở các đơn vị như Gia Lâm hay Đan Phượng, nhân dân và chính quyền rất thúc đẩy phần chia sẻ các mô hình tốt, điển hình đến bà con xung quanh để tái sử dụng rơm rạ tốt hơn. Hay những huyện như Ứng Hòa, Mỹ Đức có những giải pháp tại địa phương liên quan đến chuyện họ có những đặc sản địa phương và rơm rạ giúp một phần cải thiện chất lượng sản phẩm, đặc sản địa phương của họ.
Những biện pháp này đang góp phần có hiệu quả trong việc thực hiện lộ trình “Thành phố không khói rơm rạ” của Hà Nội, đảm bảo quá trình phát triển các thành phần kinh tế bền vững song song với việc phát triển môi trường bền vững.
Đề nghị xử lý nghiêm việc đốt rơm rạ không đúng quy định, gây ô nhiễm Trước tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như rơm rạ ở các vùng nông thôn gây ô nhiễm môi trường không ... |
Hà Nội: Kiểm soát chặt việc đốt rơm rạ, chất thải không đúng quy định UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với ... |
Hà Nội: Đề xuất cấm đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng, chất thải rắn sinh hoạt không đúng quy định Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có Tờ trình số 4836/TTr-STNMT-CCBVMT về việc ban hành chỉ thị cấm đốt rơm rạ, các ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại