Hà Nội: Nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn góp phần nâng cao chất lượng dân số
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThực hành lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh. |
Tầm quan trọng của xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%, tức mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ em chào đời bị mắc ít nhất một dị tật bẩm sinh. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó có khoảng 1.400 - 1.800 trẻ em mắc hội chứng Down (Trisomy 21); 200 - 250 trẻ em mắc hội chứng Edwards (Trisomy 18), 1.000 - 1.500 trẻ em bị dị tật ống thần kinh; khoảng 2.200 trẻ em mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể nặng và còn nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.
So với cả nước, TP Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh của toàn thành phố đạt 70% vào năm 2015. Năm 2016, sàng lọc được 72% số bà mẹ mang thai, năm 2020 đạt tỷ lệ sàng lọc trước sinh là 85%. Trong 5 năm triển khai, phát hiện 4.815 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD và 194 trường hợp nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh.
Trẻ mắc bệnh rối loạn nội tiết hoặc chuyển hóa bẩm sinh nếu không được chữa trị kịp thời thường có nguy cơ cao bị thiểu năng trí tuệ, kém phát triển. Tuy nhiên, những bệnh lý này thường chưa bộc lộ rõ ràng ở trẻ sơ sinh nên rất khó phát hiện và chẩn đoán. Cho đến khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu lâm sàng thì đã được xem là giai đoạn muộn để chữa trị, hầu hết không còn khả năng hồi phục hoàn toàn.
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh bằng phương pháp lấy máu gót chân là xét nghiệm sàng lọc bệnh bẩm sinh hiệu quả. Thông qua xét nghiệm lấy máu gót chân có thể biết được trẻ có mắc bệnh nguy hiểm nào không để tìm phương án điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa những hệ lụy xấu cho sức khỏe của trẻ.
Chỉ cần lấy vài giọt máu gót chân sau đó làm xét nghiệm sàng lọc sau sinh sẽ giúp phát hiện kịp thời những bệnh lý về nội tiết, rối loạn chuyển hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ nhỏ.
Triển khai rộng khắp các hoạt động truyền thông, tập huấn kỹ thuật lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh
Thực hiện Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt Đề án “Mở rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030”; Kế hoạch số 486/KH-CCDS ngày 11/10/2022 của Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội về việc Tập huấn kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh cho cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện trên địa bàn thành phố năm 2022, nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố đã triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền cũng như tập huấn về kỹ thuật lấy máu gót chân sàng lọc cho trẻ sơ sinh.
Tập huấn cho cán bộ y tế kỹ thuật lấy máu gót chân trẻ sơ sinh huyện Mê Linh |
Mới đây, Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Mê Linh, Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh tổ chức tập huấn cho 25 cán bộ y tế đang công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh, Trung tâm Y tế huyện Mê Linh, Trạm Y tế 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện về kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh năm 2022.
Tại buổi tập huấn các học viên đã được bác sĩ Trần Diệu Linh - Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương cung cấp kiến thức, kỹ năng tư vấn đối tượng tham gia lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, 5 loại bệnh thực hiện lấy mẫu máu gót chân triển khai trong giai đoạn tiếp theo (Suy giáp trạng bẩm sinh, Thiếu men G6PD, Tăng sản thượng thận bẩm sinh, Bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactose, Bệnh rối loạn chuyển hóa phenylketone niệu-PKU). Cũng như các quy trình kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, các nguyên tắc lấy mẫu máu, bảo quản và gửi mẫu máu sàng lọc sơ sinh.
Cũng tại buổi tập huấn, các học viên còn được hướng dẫn thực hành tư vấn và lấy mẫu máu gót chân trên trẻ sơ sinh sử dụng bộ dụng cụ lấy mẫu máu gót chân theo quy định.
Trước đó, ngày 15/11/2022, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh cho 39 học viên, gồm: 32 nữ hộ sinh tại 32 Trạm Y tế, nữ hộ sinh tại khoa sản Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế huyện.
Theo đó, các học viên đã được truyền đạt các nội dung phần lý thuyết, bao gồm: kiến thức cơ bản của hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày 21/4/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh, Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND TP về việc phê duyệt Đề án “Mở rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030”; kỹ năng tư vấn đối tượng tham gia lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, 5 loại bệnh thực hiện lấy mẫu máu gót chân triển khai trong giai đoạn tiếp theo (Suy giáp trạng bẩm sinh, Thiếu men G6PD, Tăng sản thượng thận bẩm sinh, Bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactose, Bệnh rối loạn chuyển hóa phenylketone niệu-PKU). Thêm vào đó, tại buổi tập huấn các học viên cũng được cung cấp các kiến thức về Quy trình kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, các nguyên tắc lấy mẫu máu, bảo quản và gửi mẫu máu sàng lọc sơ sinh.
Ngoài ra, trong chương trình của buổi tập huấn, các học viên còn được thực hành tư vấn và lấy mẫu máu gót chân trên trẻ sơ sinh, sử dụng bộ dụng cụ lấy mẫu máu gót chân theo quy định ngay sau phần lý thuyết, phần thực hành được diễn ra tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ.
Tại huyện Ứng Hòa, chiều 31/10/2022, Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội cũng đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức tập huấn cho 37 cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa Vân Đình, cán bộ Trung tâm Y tế Ứng Hòa về kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh năm 2022 tại Bệnh viện đa khoa Vân Đình.
Ngoài các hoạt động tập huấn, ngày 7/11/2022, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Trường THPT Chương Mỹ B tổ chức Truyền thông sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh cho giáo viên, học sinh của trường. Đây là hoạt động nhằm nâng cao kiến thức về sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh cho giáo viên, học sinh các trường THPT. Buổi truyền thông cho hơn 1.200 giáo viên và học sinh của trường THPT Chương Mỹ B dưới sự giảng dạy và tư vấn của BS Phạm Thị Kim Chung, Tổng cục DS - KHHGĐ.
Tại buổi truyền thông, thầy cô giáo và các em học sinh đã được cung cấp những thông tin, kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) để có hiểu biết đầy đủ về bệnh Thalassemia, nguyên nhân, hệ lụy ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng giống nòi, ngoài ra thầy cô và các em học sinh còn được cung cấp những nội dung cơ bản của bệnh tan máu bẩm sinh, các biểu hiện điển hình của bệnh, cách phòng tránh và điều trị, chăm sóc cho người bệnh.
Quận Long Biên, Hà Nội: Nâng cao kiến thức, kỹ năng PBGDPL cho các tuyên truyền viên pháp luật | |
Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và ngày Dân số Việt Nam |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại