Thứ sáu 22/11/2024 07:27

Hà Nội: Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh cho biết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô, gắn đào tạo nghề với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở THCS, trung học phổ thông THPT, giới thiệu việc làm cho sinh viên năm cuối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động trên địa bàn TP, tháng 12/2022 tới đây, Sở LĐTB&XH sẽ tổ chức chuỗi hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động, huy động hơn 10.000 người tham gia.
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, TP Hà Nội tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong điều kiện bình thường mới song song với thích ứng an toàn, linh hoạt trong kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, TP Hà Nội tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong điều kiện bình thường mới song song với thích ứng an toàn, linh hoạt trong kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Theo số liệu báo cáo, tính chung 10 tháng năm 2022, Hà Hội đã giải quyết việc làm cho 183 nghìn lao động, đạt 114% kế hoạch năm, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho gần 58,8 nghìn người với kinh phí hỗ trợ là 1.557 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 59,6 nghìn người; hỗ trợ học nghề cho 1,4 nghìn người, với số tiền 6,1 tỷ đồng.

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh cho biết, để có được kết quả tích cực nêu trên cũng như đảm bảo được các mục tiêu đã đề ra tại Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26/01/2022 của UBND TP "về việc hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022".

Sở LĐTB&XH Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành của thành phố, các địa phương, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo và đánh giá về tình hình thị trường lao động hiện tại, cũng như xu hướng phát triển và tác động kinh tế trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề sau dịch COVID-19 nhằm tìm ra những chính sách mới phù hợp để bảo đảm việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, Sở LĐTB&XH cũng triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết việc làm. Hoàn thiện mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động từ thành phố tới địa phương thông qua việc tổ chức đồng bộ hoạt động của hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn về nguồn nhân lực, báo cáo xu hướng về tình trạng việc làm, xu hướng nghề nghiệp, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và các ngành nghề đang phát triển thu hút nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, trong tháng 10, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn hướng nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động tại các phiên giao dịch việc làm chuyền đề, phiên giao dịch việc làm lưu động tại các quận/huyện nhằm giúp đưa thông tin về cầu lao động đến trực tiếp với từng đối tượng cụ thể, để người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời giúp các đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng được lao động.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh cho biết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô, gắn đào tạo nghề với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), giới thiệu việc làm cho sinh viên năm cuối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động trên địa bàn thành phố, tháng 12/2022 tới đây, Sở LĐTB&XH sẽ tổ chức chuỗi hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động, huy động hơn 10.000 người tham gia.

"Đây là một trong các sự kiện trọng điểm của Hà Nội sau những phiên giao dịch việc làm vừa qua nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đẩy mạnh triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp và nhân lực có kỹ năng nghề; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp", ông Nguyễn Quốc Khánh nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng BLĐTB&XH Lê Tấn Dũng, Chính phủ và Bộ LĐTB&XH rất quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt các trường được đầu tư thành trường chất lượng cao theo Quyết định của Chính phủ. Để đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường lao động trong nước, quốc tế, bản thân các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như Trường Cao đẳng nghề Công Nghiệp Hà Nội hiện nay cần tiếp tục thực hiện tốt công tác tự chủ, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý; tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng phát triển người lao động toàn diện; đổi mới, thay đổi phương thức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, đảm bảo phù hợp với các đối tượng người học, trọng đó chú trọng phát triển mạnh mô hình đào tạo kết hợp với doanh nghiệp và đào tạo trong doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia các dự án hỗ trợ đào tạo nghề từ các tổ chức trong và ngoài nước.
Hà Nội đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển giáo dục nghề nghiệp Hà Nội đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển giáo dục nghề nghiệp
Hà Nội tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Hà Nội tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động