Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTP điều chỉnh tăng kế hoạch vốn năm 2024 là trên 2.516 tỷ đồng cho 202 nhiệm vụ, dự án do có khả năng thực hiện, giải ngân tốt. (Ảnh: Khánh Huy) |
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp
Tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý II năm 2024, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội Lê Trung Hiếu cho biết, năm 2024, Trung ương giao kế hoạch vốn cho TP là 81.033 tỷ đồng, cao hơn 1,72 lần so với năm 2023. Đến ngày 15/6, TP giải ngân được 17.175 tỷ đồng, đạt 21,2% kế hoạch, cao hơn lũy kế giải ngân cùng kỳ năm 2023 là 1.244 tỷ đồng (năm 2023, lũy kết giải ngân đến ngày 30/6/2023 là 15.931 tỷ đồng).
Trong khi TP Hà Nội phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của TP ở mức cao nhất; tỷ lệ giải ngân các năm 2024, 2025 đạt tối thiểu 95% kế hoạch. Để đạt được mục tiêu này, UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư để đảm bảo điều kiện bố trí kế hoạch vốn theo quy định; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, các dự án trong từng ngành, lĩnh vực…
Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền chỉ ra kế hoạch thực hiện giải ngân đầu tư công: để hoàn thành mục tiêu ước giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 là 95% thì cần phải có nhiều giải pháp mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thứ nhất, Điều chỉnh tăng kế hoạch vốn cho các dự án theo thứ tự ưu tiên như sau: các dự án có khả năng thực hiện và giải ngân cao hơn so với kế hoạch vốn đã giao năm 2024, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2024, các dự án có tính khẩn cấp, các dự án trọng điểm, kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực (văn hoá, giáo dục, di tích).
Thứ hai, là các dự án được cấp có thẩm quyền điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, đảm bảo điều kiện bố trí vốn theo quy định để triển khai. Thứ ba, là các dự án mới đã có trong kế hoạch của TP nay đủ thủ tục, điều kiện bố trí vốn theo quy định, cần bố trí kế hoạch vốn để thi công thực hiện.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 đã thực hiện sang năm thứ 4. Để hoàn thành kế hoạch trung hạn hiện nay khối lượng công việc phải triển khai còn nhiều, từ công tác chuẩn bị đầu tư đến triển khai thực hiện các dự án. Hiện nay còn 65 dự án đã được dự kiến nguồn vốn để triển khai nhưng đến nay chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư; 178 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa được phê duyệt dự án. Nhiều công trình chậm tiến độ, đặc biệt là các công trình trọng điểm; nhiều dự án còn khó khăn, vướng mắc.
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cũng nêu rõ một số khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công: Như khó khăn trong giải phóng mặt bằng, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư.
Bên cạnh đó, một số dự án vẫn có khó khăn trong nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng cho các công trình trọng điểm Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình. Các dự án sử dụng vốn ODA gặp nhiều khó khăn: Dự án tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, 1 hiệp định vay của nhà tài trợ ADB chưa được gia hạn. Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án.
Ngoài ra, một số dự án còn gặp khó khăn trong thực hiện Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư như: việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở của Tiểu dự án sử dụng vốn Nhà nước trong dự án PPP. Thanh toán đối với tiểu dự án vốn Nhà nước trong dự án PPP. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP, cùng với đó còn một số khó khăn, vướng mắc do hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án lĩnh vực di tích còn chậm do phải thực hiện các thủ tục chuyên ngành cần phải xin ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên ngành.
Ảnh chụp tại đường Vành đai 3, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Tăng kế hoạch vốn cho 202 nhiệm vụ, dự án trọng tâm
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền, TP điều chỉnh tăng kế hoạch vốn năm 2024 là trên 2.516 tỷ đồng cho 202 nhiệm vụ, dự án do có khả năng thực hiện, giải ngân tốt. Trong đó các dự án cấp TP: Bổ sung trên 1.289 tỷ đồng cho 64 dự án. Trong đó, đề xuất bố trí kế hoạch vốn năm 2024 đối với 4 dự án đã hết thời gian thực hiện theo quyết định phê duyệt dự án, gồm: Dự án cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 để thanh toán khối lượng đã thực hiện (dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2023); 3 dự án có tính khẩn cấp của lĩnh vực đê điều.
Về phương án điều chỉnh, đối với nguồn vốn ODA, TP đề xuất điều hòa 6,03 tỷ đồng nguồn ODA cấp phát và 2,97 tỷ đồng nguồn ODA vay lại của dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Dự án tuyến 3.1) để bổ sung cho dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội.
Đối với nguồn Ngân sách trung ương trong nước, TP điều hòa kế hoạch vốn giữa các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1.1 của xây dựng Vành đai 4 Thủ đô, cụ thể: điều chỉnh giảm 100 tỷ đồng giao huyện Thanh Oai, 10 tỷ đồng của huyện Sóc Sơn và điều chỉnh tăng 110 tỷ đồng cho quận Hà Đông. Đối với nguồn ngân sách TP trong nước, điều chỉnh giảm trên 2.516 tỷ đồng của các nhiệm vụ, nguồn vốn cho: Các nhiệm vụ nhưng đến nay chưa phân bổ chi tiết cho các dự án; 29 dự án cấp TP; của 32 dự án ngân sách TP hỗ trợ mục tiêu; giảm nguồn vốn bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…
Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để hấp thụ vốn đầu tư công Chiều 3/7, tại Kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hà Nội khoá XVI, Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Anh Quân trình bày báo cáo đánh ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại