Thứ sáu 22/11/2024 07:00

Hà Nội: Đầu tư cho năng lượng tái tạo là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Nguyễn Khắc Văn - Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về thiếu hụt điện năng. Việc đầu tư cho năng lượng tái tạo còn là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, lợi về nguồn thu cho doanh nghiệp cung cấp giải pháp và thiết bị, lợi về chi phí cho doanh nghiệp đầu tư sử dụng.
Theo các chuyên gia, việc ứng dụng điện mặt trời áp mái vào sản xuất sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về thiếu hụt điện năng, đồng thời phần nào giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ giảm đáng kể chi phí, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.
Theo các chuyên gia, việc ứng dụng điện mặt trời áp mái vào sản xuất sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về thiếu hụt điện năng, đồng thời phần nào giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ giảm đáng kể chi phí, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững.

Theo các chuyên gia, điện năng là nhu cầu cần thiết và không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Trong đó, bên cạnh việc trông đợi vào nguồn năng lượng điện sản xuất truyền thống từ thuỷ điện và nhiệt điện, giới chuyên gia và nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến hướng bổ sung từ năng lượng điện tái tạo như mặt trời, gió. Từ đó giúp phần nào bảo đảm an ninh cho sản xuất bền vững.

Trong đó, năng lượng điện mặt trời hiện đang được quan tâm nhiều nhất bởi yếu tố thuận lợi dễ triển khai lắp đặt ngay trên máy nhà xưởng, nhà để xe, đất trống trong các khu công nghiệp.

Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, nhu cầu về điện tăng gấp 3 lần và trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Điện được làm từ nhiều nguồn gồm: Than, thủy điện, năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió)… Tuy nhiên, để phát triển điện mặt trời mái nhà nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vẫn còn những vấn đề cần giải quyết như nguồn vốn vay để đầu tư, hay những chính sách cụ thể cho việc đầu tư này đối với các doanh nghiệp.

Theo Bộ Công Thương, trong điều kiện cung ứng điện từ nay đến năm 2025 dự báo gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực miền Bắc, việc bổ sung kịp thời các nguồn điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự tiêu có ý nghĩa quan trọng. Thực tế hiện nay, việc phát triển loại hình nguồn điện còn thiếu các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút đầu tư.

Việc xây dựng các cơ chế, chính sách cho các loại hình năng lượng cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, ban hành theo đúng các trình tự thủ tục về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, Bộ lựa chọn hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp để thực hiện trước.

Ông Nguyễn Khắc Văn - Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công Thương Hà Nội) nhận định, miền Bắc đang trong giai đoạn thiếu điện, nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời áp mái được phát triển không giới hạn. Đây là một trong những yếu tố rất thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng này.

Theo ông Nguyễn Khắc Văn, doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về thiếu hụt điện năng. Việc đầu tư cho năng lượng tái tạo còn là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, lợi về nguồn thu cho doanh nghiệp cung cấp giải pháp và thiết bị, lợi về chi phí cho doanh nghiệp đầu tư sử dụng.

“Về lợi ích dài hơi, doanh nghiệp sản xuất sẽ được cung cấp các chứng chỉ về phát triển bền vững khi sử dụng năng lượng xanh, qua đó tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi cung ứng sản phẩm ra thị trường” - ông Nguyễn Khắc Văn nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (Hansiba), các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng cần sớm có giải pháp để tiếp cận, nâng cao kiến thức và được chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất.

“Trên tinh thần đó, sắp tới Hiệp hội Hansiba, với vai trò là đầu mối của nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Hà Nội sẽ có những chương trình cụ thể để lan tỏa tới cộng đồng và doanh nghiệp, cùng chung tay thực hiện những dự án hợp trong phát triển năng lượng xanh, sử dụng năng lượng điện mặt trời mái nhà bền vững” - ông Nguyễn Vân cho hay.

Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Theo đó, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, sẽ có khoảng 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). "Điện mặt trời mái nhà được ưu tiên phát triển cho mô hình tự dùng nhằm phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp cần không giới hạn công suất, với giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện có sẵn có, không phải nâng cấp lưới tải, nên cần ban hành chính sách đột phá để phát triển", Quy hoạch điện VIII nêu rõ.

Khơi gợi tiềm năng cho năng lượng tái tạo
Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 1%
Quy hoạch Điện VIII khai thác triệt để các nguồn năng lượng tái tạo
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động