Hà Đông: đẩy mạnh xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBộ phận Một cửa phường Dương Nội, quận Hà Đông. Ảnh: Tuyết Nhi |
UBND quận Hà Đông cho biết, trong năm 2024, quận tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: công tác chỉ đạo, điều hành CCHC. Cải cách thể chế, cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Cải cách tổ chức bộ máy. Cải cách chế độ công vụ. Cải cách tài chính công và xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.
Theo đó, quận Hà Đông phấn đấu thứ hạng chỉ số PAR INDEX của quận tăng ít nhất 5 bậc so với năm 2023. Chỉ số SIPAS đạt tối thiểu 90%. 100% kiến nghị, phản ánh của người dân, tổ chức và doanh nghiệp được tiếp nhận, xem xét và kịp thời xử lý theo quy định. UBND quận Hà Đông đã ban hành kế hoạch CCHC, Kế hoạch cải thiện khắc phục chỉ số SIPAS, PAR INDEX đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ nhiệm vụ, kết quả (sản phẩm) đầu ra, rõ thời gian hoàn thành. Xác định rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì tham mưu và lãnh đạo UBND quận phụ trách trong từng nội dung công việc, nhiệm vụ.
Duy trì hoạt động hiệu quả của Ban Chỉ đạo CCHC, chuyển đổi số quận. Tăng cường quán triệt, tuyên truyền, truyền thông về công tác CCHC, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Thành ủy. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền những thành tựu, tiếp tục triển khai việc đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính của các cơ quan, đơn vị và UBND các phường. Tổ chức đánh giá, chấm điểm chỉ số CCHC năm 2024 của các phòng chuyên môn và UBND phường.
100% các văn bản hướng dẫn, thi hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế phù hợp, kịp thời theo quy định của Đảng, pháp luật hiện hành. Phấn đấu 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu, quận tập trung rà soát, hoàn thiện và cập nhật kịp thời hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của quận, đảm bảo phù hợp với các quy định của Trung ương, TP Hà Nội và thực tiễn của quận Hà Đông.
Tăng cường theo dõi, đôn đốc và phối hợp trong việc soạn thảo, thẩm định, trình ban hành các VBQPPL của HĐND, UBND quận và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức về các quy định phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để cán bộ, công chức, viên chức và người dân thực hiện.
Phấn đấu 100% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn. Riêng lĩnh vực tài nguyên môi trường đạt tối thiểu 99% số hồ sơ TTHC được giải quyết đúng hạn. Hoàn thành số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu 60%, 50% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của quận, phường, đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. 80% tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến.
Yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong các cơ quan hành chính. Thực hiện đúng quy định về rà soát, công khai TTHC, danh mục TTHC, niêm yết công khai tại bộ phận Một cửa, công khai trên cổng/trang thông tin điện tử của quận và của UBND các phường. Khuyến khích mở rộng, cung cấp thông tin TTHC qua các kênh báo, đài, các trang mạng xã hội và các hình thức phù hợp khác.
Hoàn thành chỉ tiêu tinh giản biên chế 5% cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách so với năm 2021. Hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025.
Quận Hà Đông tiếp tục triển khai sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020, Nghị định số 29/2023/NĐ-CP và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ ở các phường thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.
Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, kỹ năng giao tiếp trên không gian mạng, qua kênh phản ánh, kiến nghị trực tuyến, điện thoại, email. 30% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu. 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/9/2019 của Chính phủ phải được thực hiện nghiêm túc theo quy định. 100% cán bộ, công chức, viên chức được rà soát, bố trí theo vị trí việc làm được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Phấn đấu 100% vốn đầu tư công được phân bổ kịp thời, tuân thủ đúng nguyên tắc, quy định. Phấn đấu tối thiểu có 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ so với năm 2015. Xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo 100% vốn đầu tư được phân bổ kịp thời, tuân thủ đúng nguyên tắc, quy định. Thực hiện hiệu quả cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính tại các cơ quan hành chính, cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quận. Tiếp tục thực hiện việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ theo hướng tự chủ từng bước các khoản chi đối với tiền lương nhằm tinh giảm biên chế và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.
Quận Hà Đông đề ra chỉ tiêu 60% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ được thực hiện trên nền tảng quản trị công việc tổng thể; phấn đấu tối thiểu 80% tài liệu lưu trữ được tạo lập dưới dạng điện tử theo quy định. Tiếp tục ứng dụng CNTT vào đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc. Tiếp tục duy trì, vận hành hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung của TP Hà Nội. Tiếp tục duy trì, cải tiến và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 gắn với đơn giản hóa TTHC.
Hà Nội: Xác định đầu tư cho CCHC là đầu tư cho phát triển | |
Mang đến lợi ích thiết thực cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại