Giọt nước mắt hạnh phúc của người có công khi tòa tuyên án
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Nguyễn Hữu Huân chia sẻ về sự việc nhà mình. Ảnh: Công Phương |
Nguồn gốc đất của gia đình, không phải của dòng họ
Sau khi nhận được đơn khởi kiện của một số người trong dòng họ về việc đòi nhà thờ của gia đình ông là đất của dòng họ thì ông Nguyễn Hữu Huân, SN 1945, trú tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cảm thấy vô lý và theo kiện với nguyên đơn.
Theo nội dung bản án, ngày 14/02/2017 nguyên đơn khởi kiện đòi lại đất, nhà từ đường của họ Nguyễn ngành 2 (thường gọi ngành 3) do ông Huân đang quản lý, đây là yêu cầu đòi lại nhà, đất thuộc sở hữu chung của dòng họ.
Nguồn gốc đất theo nguyên đơn là ngôi nhà từ đường do cụ tổ trưởng chi 2 Nguyễn Phúc Đồn để lại cho họ làm nhà từ đường để thờ cụ tổ bề trên sinh ra cả ngành. Từ khi có nhà từ đường đến nay, đã trải qua nhiều đời cụ trưởng đứng tên trên bản đồ và quản lý, thờ cúng. Tại phiên tòa, ông Nguyễn Hữu Huân trình bày nguồn gốc tài sản tranh chấp là của ông cha để lại cho con cháu. Nhà thờ là do ông nội ông xây dựng.
Theo biên bản xác minh tại UBND phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, từ năm 1960 thửa đất đang tranh chấp do gia đình ông Huân quản lý, sử dụng, không có khiếu nại, khiếu kiện gì về việc sử dụng đất.
Sau khi nghe nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày cũng như các tài liệu có trong vụ án, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với việc đòi nhà thờ của gia đình ông Huân là đất của dòng họ.
“Khi tòa tuyên án, tôi đã bật khóc và hoàn toàn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào nền Tư pháp của nước nhà”, ông Huân xúc động nói.
Niềm vui của ông Nguyễn Hữu Huân và Trợ giúp viên pháp lý Trương Công Đỉnh. Ảnh: Công Phương |
Cơ duyên gặp Trợ giúp pháp lý
Kể lại cơ duyên biết đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội, ông Huân chia sẻ, quá trình theo kiện, ông Huân biết được tại phường Thượng Cát có buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân và ông đã tham gia. Sau khi nghe Trợ giúp viên pháp lý Trương Công Đỉnh phổ biến về Luật Trợ giúp pháp lý và các luật có liên quan về đất đai, thừa kế,… ông Huân như "vớ được cọc" và cảm thấy tin tưởng, gặp trợ giúp viên pháp lý Trương Công Đỉnh để trình bày vụ việc.
Theo đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý của ông Nguyễn Hữu Huân – người có công với cách mạng, thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội đã cử Trợ giúp viên pháp lý Trương Công Đỉnh và Nguyễn Thị Nga bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Huân.
“Sau 4 năm theo đuổi, tại phiên tòa, HĐXX của TAND Cấp cao tại Hà Nội đã chấp nhận lời bào chữa của trợ giúp pháp lý, bác nội dung đơn khởi kiện, luận cứ của luật sư bên nguyên đơn. Khi tòa tuyên án, ông Huân đã khóc vì vui mừng. Tôi theo vụ việc này đã 4 năm và khi tòa tuyên như vậy tôi thấy rất vui, công sức cố gắng của Trợ giúp viên pháp lý và gia đình đã được công nhận. Nhìn ông Huân rơi lệ tôi thấy việc làm của mình đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn, nhân đạo và vì Nhân dân phục vụ”, anh Trương Công Đỉnh, Trưởng Chi nhánh số 4, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hà Nội tâm sự.
Cùng chia sẻ về trợ giúp viên pháp lý, ông Nguyễn Hữu Huân cho hay, trong suốt 4 năm đằng đẵng, trợ giúp viên pháp lý đã hỗ trợ gia đình ông rất nhiều, chia sẻ với ông về kiến thức pháp luật, tư vấn gia đình các công việc theo quy định của pháp luật, hướng dẫn, giúp đỡ gia đình ông.
“Qua đây tôi xin cảm ơn các Trợ giúp viên pháp lý đã đồng hành, hỗ trợ tôi giữ được căn nhà, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật”, ông Huân nói.
Người cao tuổi được tăng quyền tiếp cận công lý từ hoạt động trợ giúp pháp lý Đánh giá về hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng người cao tuổi, trợ giúp viên pháp lý Nguyễn ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại