Chủ nhật 05/05/2024 02:03
Quận Bắc Từ Liêm:

Giáo dục về Luật Phòng cháy chữa cháy cho học sinh và tập huấn kỹ năng PCCC tại trường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thông qua hoạt động thực hành chữa cháy trong tình huống xảy ra cháy tại trường, cả học sinh và giáo viên được hướng dẫn về các kỹ năng xử lý cơ bản khi có cháy để nâng cao ý thức phòng ngừa cháy nổ.
giao duc ve luat phong chay chua chay cho hoc sinh va tap huan ky nang pccc tai truong Hà Nội: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng cháy và chữa cháy
giao duc ve luat phong chay chua chay cho hoc sinh va tap huan ky nang pccc tai truong Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
giao duc ve luat phong chay chua chay cho hoc sinh va tap huan ky nang pccc tai truong Hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”
giao duc ve luat phong chay chua chay cho hoc sinh va tap huan ky nang pccc tai truong
Các em học sinh được hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy xách tay khi xảy ra cháy nhỏ.

Ngày 29-10 vừa qua, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã cử lực lượng tham gia buổi tuyên truyền về Luật Phòng cháy chữa cháy và tập huấn nghiệp vụ về PCCC&CNCH cho đội viên đội chữa cháy cơ sở và học sinh tại trường THCS Thụy Phương. Đối tượng được tập huấn là cán bộ, giáo viên và học sinh của hai trường THCS Thụy Phương và trường Mầm non Thụy Phương.

Đại úy Nguyễn Thị Huyền Trang, giảng viên ĐH Phòng cháy chữa cháy cho biết, công tác PCCC trong trường học cần được thực hiện nghiêm túc từ khâu lên kế hoạch cho tới tổ chức thực hiện.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ là do sự cố về nguồn điện, nguồn nhiệt. Tại trường học, nguồn nhiệt có thể xuất phát từ việc sử dụng lửa tại phòng thí nghiệm, bếp ăn; nguồn điện chạy các thiết bị làm mát như điều hòa vào mùa nắng nóng bị quá tải... Cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn.

Đồng thời, cho học sinh được trực tiếp trải nghiệm các kỹ năng chữa cháy, thoát hiểm như thực hành sử dụng bình cứu hỏa để dập lửa khi xảy ra cháy ngay tại trường học đóng vai trò quan trọng. Việc PCCC, đảm bảo an toàn cho tài sản, cơ sở vật chất và tính mạng con người là việc làm cần thiết.

Do vậy, tổ chức công tác PCCC, đảm bảo an toàn cho người và tài sản tránh mọi khả năng gây ra cháy được ưu tiên hàng đầu. Tại các trường đều lắp hệ thống báo cháy, bình chữa cháy xách tay (bình bột và bình khí CO2), nội quy PCCC, tiêu lệnh chữa cháy được treo đầy đủ.

giao duc ve luat phong chay chua chay cho hoc sinh va tap huan ky nang pccc tai truong
Thực tập phương án chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC trong tình huống giả định xảy ra cháy tại tầng 2 của trường THCS Thụy Phương do sự cố chập điện.

Bà Hoàng Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường THCS Thụy Phương, Bắc Từ Liêm chia sẻ: "Đây là hoạt động của trường tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11. Thông qua buổi thực tập này, cán bộ, giáo viên và học sinh của trường chúng tôi cùng các giáo viên, học sinh trường Mầm non Thụy Phương đã được giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy và trực tiếp thao tác các kỹ năng về PCCC, thoát hiểm khi xảy ra tình huống cháy nổ. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH của Công an quận đã điều cả xe thang, xe chữa cháy chuyên dụng tới để thực hành chữa cháy. Các em học sinh có mặt tại buổi tập huấn đã phần nào hiểu hơn về sự vất vả, nguy hiểm trong nghề nghiệp của các chiến sĩ cũng như thiệt hại khi xảy cháy. Từ đó, nâng cao ý thức phòng cháy để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như toàn xã hội".

Em Phạm Tuyết Hoa, học sinh lớp 8A3 trường THCS Thụy Phương cho hay, thông tin mà các cán bộ PCCC đưa ra rất đầy đủ, thú vị vì thông qua các câu chuyện thực tế. Việc sử dụng bếp ga ở nhà nếu bất cẩn cũng có thể xảy ra cháy, vừa lướt web vừa sạc điện thoại qua đêm cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ...là những ví dụ rất gần gũi mà các em gần như thường xuyên làm hàng ngày nên cũng cần phải chú ý hơn.

Ngoài ra, em được hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa mini để dập lửa nếu có cháy nhỏ. Nếu trường hợp cháy lớn, phải nhanh chóng thoát khỏi đám cháy bằng cách di chuyển sát với nền nhà, bịt khăn ướt vào mũi miệng để tránh ngạt khói và báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số máy 114 để cứu nạn, cứu hộ.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục.

Đối với giáo dục mầm non: Thời lượng thực hiện đảm bảo hợp lý, không áp đặt, khiên cưỡng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Đối với giáo dục phổ thông: Học sinh tiểu học, mỗi lớp 5 tiết/năm học (1 buổi); Học sinh THCS mỗi lớp 10 tiết/năm học (2 buổi)...

Đối với giáo dục phổ thông, phương pháp giáo dục sẽ là lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hè.

Yêu cầu cần đạt được đối với học sinh là: Biết được các kỹ năng thoát nạn cơ bản khi xảy ra cháy, nổ; sử dụng được bình chữa cháy xách tay và thiết bị chữa cháy thông thường (hoàn thành việc thực hành các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy với thiết bị mô hình); biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các tai nạn, sự cố; biết sử dụng bình chữa cháy xách tay và thiết bị chữa cháy thông thường…

Đình Tuệ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động