Giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng để phát triển đường sắt đô thị
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuang cảnh buổi hội thảo sáng 18/1. Ảnh: Công Phương |
Sáng 18/1, tại phiên thứ 2 của Hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế cùng nhau bàn và đưa ra các giải pháp GPMB tối ưu nhất đối với các dự án lớn. Hội thảo có sự tham dự của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông chủ trì phiên thảo luận.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, phiên hội thảo thứ 2 tiếp tục được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế nhằm trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển hệ thống ĐSĐT tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Tại phiên hội thảo này, các chuyên gia sẽ thảo luận các kinh nghiệm quốc tế để nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế có liên quan nhằm phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng, quy hoạch xây dựng chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý vận hành khai thác ĐSĐT.
Ông Nguyễn Trọng Đông phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Công Phương |
Hội thảo sẽ chia sẻ kinh nghiệm để hoàn thiện đề án phát triển hệ thống ĐSĐT tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035 theo 5 mục trọng yếu bao gồm: Quy hoạch; thu hồi đất; giải phóng mặt bằng; huy động nguồn lực từ đất đai; tiêu chuẩn; giải pháp công nghệ; mô hình tổ chức quản lý dự án.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết thêm, công tác GPMB, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng. Thực hiện tốt công tác GPMB, góp phần đẩy nhanh, thu hút đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng. Bên cạnh đó, góp phần đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi”, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhận định, chuyên đề giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là tiền đề quan trọng làm cơ sở thực hiện đối với các dự án ĐSĐT, cũng là khâu then chốt để hoàn thành dự án đúng tiến độ, tăng hiệu quả của dự án đầu tư. Công tác GPMB, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng. Bên cạnh đó, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi.
Tại Hội thảo chiều qua (17/1), ông Dương Đức Tuấn, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã nhận định: “Ở thành phố Hà Nội, dân số theo niên giám thống kê là 8,331 triệu người, nếu tính cả dân số lao động, công tác không thường trú tổng dân số khoảng 9,057 triệu người, dự báo đến năm 2030 khoảng 11,410 – 11,950 triệu người; số lượng phương tiện cá nhân hiện khoảng 7,96 triệu (ô tô 1,1 triệu, xe đạp, xe máy 6,86 triệu), tăng hàng năm khoảng 4-5%; diện tích đất theo quy hoạch dành cho giao thông yêu cầu khoảng 20- 26%.
Tuy nhiên hiện trạng diện tích mới đạt khoảng 12,13%, tốc độ tăng diện tích đất cho giao thông được đầu tư xây dựng đạt 0,35% không kịp theo tốc độ gia tăng phương tiện giao thông; do đó, thực tiễn hoạt động giao thông đô thị thường xuyên xảy ra ùn tắc, khó khăn cho công tác quản lý trật tự giao thông và nhu cầu đi lại, làm việc của người dân”.
Ông Dương Đức Tuấn phát biểu kết luận ngày 17/1. Ảnh: Công Phương |
Cũng như những thành phố/đô thị lớn của các quốc gia trên thế giới như tại Trung Quốc hay Nhật Bản và một số quốc gia khác, Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh qua quá trình phát triển đã sớm xây dựng các đồ án quy hoạch đô thị có chất lượng và tầm nhìn xa đảm bảo cho sự phát triển dài hạn.
Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được xem như bộ xương sống của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của hai thành phố, và việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng đường sắt đô thị được kỳ vọng không những chỉ thay đổi diện mạo đô thị, giải quyết triệt để các vấn đề về ùn tắc giao thông, mà còn thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng và văn hóa giao thông của người dân trong tương lai, giảm thiểu phương tiện cá nhân và ô nhiễm môi trường.
Kết quả của chương trình hội thảo sẽ là cơ sở cho 2 thành phố có được những đề xuất về chủ trương, chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn, có tính khả thi và sẽ là tiền đề tạo ra những kế hoạch, giải pháp vượt trội trong lĩnh vực tái thiết, phát triển đô thị nói chung và hệ thống đường sắt đô thị nói riêng. Đồng thời tiếp tục tiếp thu, nghiên cứu các giải pháp, cách làm hiệu quả, kinh nghiệm đã triển khai thành công từ các nước tiên tiến trên thế giới.
Hội thảo “Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra từ ngày 17/01/2024 đến ngày 19/01/2024 tại Hà Nội gồm 4 phiên: (1) Tổng quan phát triển đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình TOD; (2) Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển đường sắt đô thị và khu vực TOD; (3) Huy động nguồn lực từ đất đai; (4) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị. |
Đường sắt đô thị kỳ vọng giải quyết triệt để ùn tắc giao thông Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại