Giải pháp hiệu quả với công tác hòa giải ở cơ sở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Đỗ Thị Chanh cùng thành viên Tổ hòa giải thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn trong tiểu phẩm dự thi cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” TP Hà Nội năm 2023. Ảnh: Bạch Dương |
Bà Đỗ Thị Chanh cho biết, thôn Thuận Tốn có 1.118 hộ dân với 4.274 nhân khẩu được chia làm 3 cụm dân cư với 5 đội sản xuất, 12 tổ liên gia; thôn có 2 đình, 3 chùa, 1 miếu và các đường quốc lộ lớn đi qua (đường Hà Hội- Hưng Yên, đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Lý Thánh Tông), đang trên đà phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh…
Cùng với sự phát triển đó trong thôn cũng nảy sinh những mâu thuẫn bất hòa trong Nhân dân có liên quan đến chuyện tranh chấp đất đai, chuyện xây dựng lấn chiếm đất công, lấn chiếm nhà nhau, công tác vệ sinh môi trường, cãi nhau vì tiền của mà bất chấp tình thân.... Nếu những mâu thuẫn trên không được giải quyết kịp thời, dứt điểm khiến chuyện bé xé ra to, mọi việc trở lên khó lường.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ các cấp, tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng xóm làng an toàn văn minh sáng, xanh, sạch đẹp”. Xác định công tác hòa giải vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng với trách nhiệm là người đứng đầu thôn Thuận Tốn, bà Đỗ Thị Chanh luôn băn khoăn, trăn trở tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp cho công tác hòa giải được thành công nhưng vẫn giữ được tình cảm mật thiết đôi bên.
Sau nhiều năm làm công tác hòa giải ở cơ sở, bà Chanh đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp mang lại hiệu quả trong công tác hòa giải. Một là, phát huy tính chủ động, tích cực, trách nhiệm không ngại va chạm của mỗi thành viên tổ hòa giải.
Hai là, giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên tổ hòa giải ở cụm đông dân cư nào phụ trách, cụm đông dân cư xóm ngõ đó để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của Nhân dân. Hiểu được bản chất, tính cách của từng gia đình, cá nhân khi sự việc xảy ra có hướng giải quyết mang tính thuyết phục hiệu quả.
Ba là, đảm bảo tính tự tôn, tự trọng, giữ gìn bí mật và hạnh phúc gia đình khi các sự vụ xảy ra như: hôn nhân gia đình, đánh chửi nhau vì tiền của bất chấp anh em, cha con, họ hàng... Để tránh sự việc khó lường, tổ trưởng tổ hòa giải phải phối hợp cùng với các thành viên trong tổ phụ trách xóm ngõ đó có mặt để hòa giải ngay bất kể giờ nào.
Bốn là, đối với đơn thư khiếu kiện, trước khi triệu tập tổ để hòa giải, tổ trưởng hòa giải cùng với một thành viên trong tổ đến gia đình gặp gỡ trao đổi, phân tích để người có đơn hiểu được cái lý, cái tình, không gì bằng tình thân gia đình, tình cảm bà con lối xóm… với mục đích giúp người có đơn hiểu và rút đơn về để hạn chế việc phải hòa giải theo đơn.
Từ những biện pháp trên cùng với sự tâm huyết, trách nhiệm, không quản ngại khó khăn, vất vả… Bằng sự hiểu biết, uy tín trách nhiệm của tổ hòa giải nói chung, tổ trưởng hòa giải nói riêng, 10 năm qua, thôn Thuận Tốn đã hòa giải thành công 63 vụ việc, không có đơn thư vượt cấp. Trong đó, bà Đỗ Thị Chanh trực tiếp hòa giải thành công 21 vụ việc, có nhiều vụ việc phức tạp và khó khăn.
Lãnh đạo UBND xã Đa Tốn cho biết, những năm qua, Tổ hòa giải thôn Thuận Tốn đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”. Năm 2023, tổ hòa giải thôn tham gia cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” cấp TP và đã đạt Giải Ba. Từ những kết quả đạt được, thôn Thuận Tốn luôn bình yên, đoàn kết thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Góp phần xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch – đổi mới sáng tạo đúng pháp luật phù hợp với ý Đảng, lòng dân. |
Công tác hòa giải ở quận Hoàn Kiếm nền nếp, hiệu quả | |
Quận Bắc Từ Liêm sáng tạo trong công tác hòa giải | |
Huyện Gia Lâm nâng cao chất lượng công tác hòa giải |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại