Thứ bảy 20/04/2024 22:36
Hiểu về Công ước chống tra tấn

Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến giải thích hay áp dụng Công ước được giải quyết thông qua các phương thức như đàm phán, trọng tài, Tòa án Công lý quốc tế (Điều 30)...
gia i quye t tranh cha p giu a ca c quo c gia tha nh vie n
Ảnh minh hoạ.

Công ước chống tra tấn có quy định về vấn đề bảo lưu tại các điều 28 và 30, cụ thể như sau:

Điều 28 quy định về việc các quốc gia thành viên có thể tuyên bố không thừa nhận thẩm quyền của Uỷ ban chống tra tấn theo quy định tại Điều 20, đó là thẩm quyền của Ủy ban chống tra tấn trong việc yêu cầu quốc gia thành viên hợp tác kiểm tra thông tin có chứa đựng những căn cứ xác đáng cho thấy hành vi tra tấn đang được thực hiện một cách có hệ thống trên lãnh thổ của quốc gia thành viên đó.

Theo Điều 20, thành viên của Uỷ ban chống tra tấn cũng có thể tiến hành điều tra bí mật, thị sát trên lãnh thổ một quốc gia thành viên (việc này có thể dẫn đến việc đưa ra những báo cáo, tin tức bất lợi cho quốc gia bị điều tra, thị sát).

Điều 30 quy định về việc quốc gia thành viên có quyền tuyên bố không bị ràng buộc bởi quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên liên quan đến giải thích hay áp dụng Công ước vào thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước. Theo đó, nếu không giải quyết được thông qua đàm phán thì một trong các bên có quyền yêu cầu trọng tài phân xử.

Nếu trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày yêu cầu trọng tài phân xử mà các Bên vẫn không thể thống nhất về việc tổ chức trọng tài thì một trong các Bên có quyền đệ trình tranh chấp ra Toà án Công lý quốc tế bằng một yêu cầu phù hợp với Quy chế của Toà án. Việc đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế cần phải có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan đến tranh chấp, điều này bảo đảm quyền chủ động của Việt Nam trong từng trường hợp giải quyết tranh chấp cụ thể.

Bên cạnh đó, quy định tại các điều 21 và 22 của Công ước cũng là một cách Công ước tạo điều kiện cho quốc gia thành viên tùy ý quyết định có hay không chịu ràng buộc của các nghĩa vụ này.

Theo đó, Điều 21 và Điều 22 quy định quốc gia thành viên của Công ước này có thể, tại bất kỳ thời điểm nào theo quy định của Điều này, tuyên bố công nhận thẩm quyền của Ủy ban trong việc tiếp nhận và xem xét các kiến nghị liên quan đến việc một quốc gia thành viên cho rằng quốc gia thành viên khác không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Công ước hoặc kiến nghị của cá nhân hay đại diện của những cá nhân thuộc quyền tài phán của quốc gia về việc họ là nạn nhân của việc một quốc gia thành viên vi phạm các điều khoản của Công ước.

Ủy ban sẽ không giải quyết các kiến nghị theo điều này nếu kiến nghị có liên quan đến một quốc gia thành viên chưa thực hiện tuyên bố nêu trên. Khi tham gia Công ước mà quốc gia không thực hiện việc tuyên bố công nhận thẩm quyền của Ủy ban theo hai điều trên thì có nghĩa là quốc gia không có nghĩa vụ thực hiện hai quy định này.

Đỗ Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động