EU và Mỹ đồng loạt công bố biện pháp trừng phạt với Nga
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNga liên tiếp phải nhận các biện pháp trừng phạt từ Nga và EU. |
Theo đó, ngày 24/2, Bộ Ngoại giao Mỹ thông tin nước này đã có sắc lệnh hành pháp cho phép áp dụng “các biện pháp trừng phạt với các hoạt động nước ngoài có hại” của Chính phủ Nga.
Cụ thể, Mỹ đã có quyết định trừng phạt nhiều cá nhân và tổ chức Nga gồm 3 quan chức quân đội vi phạm nhân quyền trong chiến sự Ukraine. Bên cạnh đó là 9 bộ trưởng và gần 50 tỉnh trưởng các địa phương cũng bị đưa vào danh sách trừng phạt cùng với 1.219 thành viên quân đội Nga bị hạn chế thị thực.
Các viện nghiên cứu về vật lý, hạt nhân, biển sâu, công ty giúp Nga kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya cũng bị trừng phạt. Bất kỳ tài sản nào ở Mỹ thuộc sở hữu hay quyền kiểm soát của những người, tổ chức trong danh sách bị trừng phạt đều bị phong tỏa.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng khởi tố một công dân Nga vì xuất khẩu bất hợp pháp thiết bị phản gián để giúp chính quyền Nga. Các công tố viên liên bang Mỹ đang tìm cách tịch thu 6 tài sản ở New York và Floria, được cho là do nhà tài phiệt Viktor Vekselberg sở hữu.
Nhà Trắng cho biết sẽ áp đặt mức thuế 200% đối với nhôm và các sản phẩm phái sinh được sản xuất tại Nga có hiệu lực từ ngày 10/3 tới, đồng thời áp đặt mức thuế 200% đối với nhôm nhập khẩu với bất kỳ lượng nhôm sơ cấp nào được nấu chảy hoặc đúc ở Nga, bắt đầu từ ngày 10/4 tới.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga. Cùng với đó là lời khẳng định sẽ ủng hộ và hỗ trợ lâu dài cho Ukraine.
“Các thành viên EU đã áp đặt các trừng phạt mạnh nhất và sâu nhất từ trước tới nay”, thông tin từ Thụy Điển - nước Chủ tịch luân phiên EU.
Gói trừng phạt mới bao gồm việc siết chặt các hạn chế xuất khẩu liên quan đến các loại hàng hóa có thể sử dụng vào mục đích dân sự và quân sự, cũng như các biện pháp nhằm vào một số thực thể.
Các biện pháp mới cũng tiếp tục loại một số ngân hàng của Nga, như ngân hàng tư nhân Alfa-Bank và ngân hàng trực tuyến Tinkoff, khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT và giảm hơn 10 tỷ euro thương mại giữa EU và Nga.
Không những thế, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cũng đã cam kết siết chặt đặt trừng phạt Nga. Thông báo chung sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của khối ngày 24/2, G7 tái khẳng định “sẽ tăng cường hỗ trợ ngoại giao, tài chính và quân sự” cho Ukraine.
Nguồn cung xăng dầu của Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt Nga | |
Châu Âu xem xét gói trừng phạt mới với Nga |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại