Ethylene Oxide có trong mỳ Hảo Hảo và miến Good là gì?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgày 20-8, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô mì ăn liền do có chứa chất ethylene oxide, trong đó có mì tôm chua cay Hảo Hảo và phở Good của Acecook Việt Nam.
Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland, ethylene oxide không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở thị trường EU.
Mặc dù việc tiêu thụ sản phẩm có chứa chất này không gây nguy hiểm ngay nhưng sẽ có vấn đề về sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó, cơ quan này khuyến cáo cần hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với chất này.
Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland ngày 20-8 ra thông báo thu hồi một số lô mì Hảo Hảo và miến Good do Công ty Acecook Việt Nam sản xuất |
Theo Cty Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, Ethylene Oxide là một hợp chất được sử dụng làm sản phẩm khử trùng, hun trùng rất hiệu quả dành cho sản phẩm nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, thị trường các nước ở Châu Âu, Canada và Mỹ, thực phẩm được khử trùng bằng Ethylene Oxide là không được phép.
Ethylene Oxide (EO), hay còn gọi là oxiran và epoxit, là một hợp chất hữu cơ thường được tìm thấy ở dạng khí không màu và rất dễ cháy. Về ứng dụng và mục đích sử dụng: EO được sử dụng chủ yếu làm hoá chất trung gian trong sản xuất ethylene glycol (chất chống đông), hàng dệt, chất tẩy rửa, bọt polyurethane, dung môi, thuốc, chất kết dính, nguyên liệu cho sản xuất nhựa Polyethylene terephthalate (PET) và các sản phẩm khác.
Ngoài ra, EO còn được sử dụng làm sản phẩm khử trùng, hun trùng có hiệu quả cao, được phép sử dụng ở nhiều quốc gia cho mục đích kiểm soát côn trùng trong một số sản phẩm nông sản, khử khuẩn các nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế,... trước yêu cầu luôn cần kiểm tra thường xuyên vi khuẩn Salmonella).
Sơ nét về các dạng chuyển hoá từ EO: Với cấu trúc dạng vòng linh hoạt, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, hợp chất EO dễ dàng tạo thành các chất chuyển hoá với sự có mặt cùa các phân tử nước, ion clorua và bromua như ethylene glycol, 2-chloroethanol (2-CE) và 2-bromoetanol tương ứng.
Quá trình này có thể xảy ra ngay khi hun trùng hoặc trong quá trình suốt quá trình sản xuất và chế biến nguyên liệu hoặc. Đối với 2-CE, sản phẩm phân huỷ của EO, hiện chưa có đủ bằng chứng nào về đặc điểm gây ung thư của 2-CE.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều thí nghiệm cho thấy khả năng gây độc ở gen. Theo Viện Đánh giá Rủi ro Liên bang Đức - BfR (Bundesinstitut für Risikobewertung), ngày 20-11-2020, đưa ra quan điểm đánh giá rủi ro từ 2-CE tương đương từ EO nhằm xem đây như một biện pháp phòng ngừa. Thực phẩm cùng với đó cũng có thể được phân loại là không an toàn dựa trên kết quả của 2-CE.
Vì vậy ở châu Âu, EO được xếp loại là một sản phẩm thuốc trừ sâu bị cấm. Việc sử dụng EO để khử trùng thực phẩm là không được phép; EO được phân loại trong nhóm 1B tương ứng về khả năng gây ung thư gây đột biến và độc tính sinh sản, và ở loại 3 về độc tính cấp tính, theo quy định Reg. 1223/2009/EC của Hội đồng châu Âu.
Việc sử dụng EO để khử trùng thực phẩm là không được phép ở châu Âu |
Đã có hơn 500 báo cáo trên khắp EU trong Hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm - RASFF (Rapid Alert System for Food and Feed) về ô nhiễm EO trong thực phẩm vào năm 2020. Ở Bỉ đã báo động về dư lượng thuốc trừ sâu trong các lô hạt mè từ Ấn Độ, dư lượng trái phép EO trong các lô khác nhau ở mức lên tới 186 mg/kg.
Hầu hết các nước châu Âu đã bị ảnh hưởng. Ủy ban châu Âu đã tăng cường kiểm tra hạt mè từ Ấn Độ vào tháng 10-2020, đưa ra các quy định yêu cầu phải được kiểm tra và chứng nhận chính thức trước khi xuất khẩu sang EU, đồng thời yêu cầu tăng cường kiểm tra tại các chốt kiểm soát biên giới đối với tất cả các lô hàng tại biên giới EU.
Các sản phẩm khác bị rút khỏi thị trường EU bao gồm hỗn hợp gia vị, bánh mì nhiều hạt, granola, dầu mè, nước sốt salad mè, bánh quy giòn, nghệ xay, bánh mì, các sản phẩm bánh ngọt, bột gừng và sô cô la với hạt mè.
Ở Canada, nồng độ cho phép của EO trong quá trình hun trùng được đặt ở mức 500 mg/L và dư lượng của 2-CE được giới hạn ở mức 1500 mg/kg. Vào năm 2017, hợp chất đã được quyết định thay đổi phân loại từ trong nhóm phụ gia thành nhóm thuốc trừ sâu.
Ngày nay, Hoa Kỳ và Canada đã đưa ra ngưỡng quy định mức dư lượng tối đa - Maximum Residue Levels (MRLs) cho EO và 2-CE trong gia vị, các loại thảo mộc khô, rau khô và hạt có dầu (kể cả hạt vừng) ở mức 7 và 940ppm, tương ứng. Riêng đối với quả óc chó được quy định bổ sung với mức dung sai ở mức 50 ppm tại thị trường Mỹ.
Theo quy định các nước châu Âu, MRLs đề xuất đưa ra chung cho hai thành phần: “Tổng của EO và 2-CE được quy về EO”. MRLs cho EO (tổng) được đặt ở mức đối với trà, ca cao và gia vị đã được hạ xuống 0,1 mg / kg; MRLs đối với các loại hạt, quả có dầu và hạt có dầu giảm xuống còn 0,05 mg / kg, và đối với trái cây, rau, cây đường, nấm và đậu, chúng được giảm xuống 0,02 mg / kg.
MRLs đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật được giữ ở mức 0,02 mg / kg. Đối với các sản phẩm trồng trọt, MRLs mới được đặt ở mức 0,05 mg / kg.
Khẩn trương xác minh thông tin liên quan đến cảnh báo về sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook Vào lúc 00g15 phút ngày 28-8, Bộ Công Thương lên tiếng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp rà soát ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại