Chủ nhật 24/11/2024 20:55

Đừng loay hoay để biến mình từ “chủ nợ thành... bị cáo”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ trọng án liên quan đến việc “đòi nợ thuê”. Các chuyên gia cho lời khuyên, trong mọi tình huống, việc cho vay, thu hồi nợ cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật...
Vũ Anh Huy và các bị cáo
Vũ Anh Huy và các bị cáo

Món nợ 10 triệu đồng...

TAND TP Thanh Hóa vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Vũ Anh Huy cùng 6 đồng phạm về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Vũ Anh Huy, SN 1997; Vũ Minh Chiến, SN 1998; Nguyễn Văn Hoàng, SN 2002; Nguyễn Đình Dương, SN 2002; Trần Ngọc Hùng, SN 2000; Hàn Viết Nam, SN 2003 và Nguyễn Bá Tùng, SN 2001 – đều trú tại TP Thanh Hóa.

Các cơ quan tố tụng làm rõ, tháng 9-2020, Vũ Anh Huy cho anh Lê Văn Tuân, SN 1993, vay 2,7 tỷ đồng; lãi suất 1.000 đồng/1 triệu đồng. Đến tháng 11-2020, Huy nhiều lần liên lạc với anh Tuân để đòi tiền nhưng không được.

Qua một số người quen, Huy biết anh Tuân có chị gái tên là Lê Thị L, nên Huy đã xúi giục Hàn Viết Nam, Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Bá Tùng, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Đình Dương và Vũ Minh Chiến đến nhà chị Lê Thị L, ở TP Thanh Hóa, ném chất bẩn gây sức ép với chị L để đòi nợ.

Từ ngày 3 đến 17-5-2021, 6 nhóm của Huy thay phiên nhau nhiều lần ném chất bẩn vào nhà chị Lê Thị L. Có 5 lần các đối tượng ném chất bẩn vào nhà ông Hoàng Quốc V, bố chồng của chị L, ở TP Thanh Hóa. Lần thứ 6, đêm 17-5-2021, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Bá Tùng, Nguyễn Đình Dương và Hàn Viết Nam mang 2 vòng hoa tang đến đặt trước cửa nhà ông Hoàng Quốc V khiến gia đình ông hoang mang, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của khu phố.

Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Vũ Anh Huy 36 tháng tù; bị cáo Vũ Minh Chiến 33 tháng tù, tổng hợp hình phạt 42 tháng tù về tội “Đánh bạc” và “Gây rối trật tự công cộng” mà TAND TP Thanh Hóa đã xử phạt bị cáo trước đó, buộc bị cáo Chiến phải chấp hành hình phạt chung là 75 tháng tù; Nguyễn Văn Hoàng 18 tháng tù; Nguyễn Đình Dương 12 tháng tù; Nguyễn Bá Tùng 15 tháng tù; Hàn Viết Nam 12 tháng tù; Trần Ngọc Hùng 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Đòi nợ... đòi mạng

Trước đó, khoảng hơn 10g ngày 30-1, UBND xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa, nhận được báo cáo của CA xã này về vụ việc giết người ở thôn Lâm Thành. Nạn nhân được xác định là chị P.T.T, SN 1983, trú tại xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành.

Theo điều tra ban đầu, khoảng 15g30 ngày 28-1, chị T điều khiển xe máy đến nhà Nguyễn Thị Vuông, trú tại xã Thạch Quảng, để lấy tiền nợ. Tại đây, chị T bị chị Vuông dùng hung khí đánh chết. Sát hại chủ nợ, Vuông đem thi thể chị T bỏ vào sọt lớn rồi mang xuống hầm biogas của gia đình mình (ở phía sau nhà) để phi tang. Sau khi xảy ra vụ việc, CA xã Thạch Quảng đã bắt giữ Nguyễn Thị Vuông và bàn giao cho CA huyện Thạch Thành điều tra, làm rõ. Vụ việc đang tiếp tục được CQĐT làm rõ.

Đây chỉ là một số vụ việc điển hình liên quan đến việc thu hồi nợ, “đòi nợ thuê”. Các vụ án trên cho thấy, nhiều bất cập liên quan đến việc cho vay và đòi nợ.

Luật sư Phạm Đắc Hải, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, để tránh những vướng mắc không đáng có về mặt pháp lý, việc cho vay, thu hồi nợ cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng 2010 thì ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô thuộc giám sát của Ngân hàng Nhà nước mới được phép hoạt động cho vay tín chấp. Các cửa hàng cầm đồ là DN tư nhân, hộ kinh doanh cá thể hoặc Cty TNHH được Sở Kế hoạch và đầu tư và UBND cấp phép thì không được hoạt động cho vay tài chính. Cho nên các giao dịch này giữa chủ nợ là chủ cửa hàng cầm đồ và con nợ ngay từ khi giao dịch đã trái pháp luật. Việc dùng vũ lực để thu hồi nợ sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các bên và hậu quả của nó là hành vi bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích hoặc làm nhục người khác.

Trường hợp bên cho vay là cá nhân thì quan hệ vay mượn thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, nếu tranh chấp phải tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Nếu các bên có dấu hiệu gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Hình sự 2015. Pháp luật Việt Nam không cho phép dùng vũ lực trái phép để thu hồi nợ. Đối với chủ nợ là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, thu hồi nợ được thực hiện theo quy trình qua các bước: nhắc nợ qua điện thoại; đến nhà (thu hồi nợ hiện trường) và thu hồi nợ theo tố tụng. Có nghĩa là cuối cùng vẫn là khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền.

Xung quanh vấn đề này, luật sư Nguyễn Minh Long, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chia sẻ, pháp luật hiện hành công nhận kinh doanh dịch vụ đòi nợ như một loại dịch vụ. Cụ thể, Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14-6-2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ và Thông tư số 110/2007/TT-BTC ngày 12-9-2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 104/2007/NĐ-CP cho phép Cty dịch vụ thu hồi nợ khi thành lập nhưng phải có vốn ký quỹ từ 2 tỷ trở lên tại ngân hàng đang hoạt động Việt Nam và bắt buộc không được sử dụng hoặc giải ngân trong quá trình hoạt động (theo quy định tại Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14-6-2007). Điều kiện tiếp theo là khi thành lập Cty dịch vụ đòi nợ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo đúng quy định pháp luật về lĩnh vực thu hồi nợ hay đòi nợ.

Có thể thấy, việc thu hồi nợ, dịch vụ đòi nợ là hoạt động được pháp luật cho phép thực hiện song phải trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành. Đó là điều kiện để hạn chế những hành vi biến tướng từ dịch vụ “đòi nợ thuê”. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay cũng đặt ra đòi hỏi cần tiếp tục có những chế tài, quy định chặt chẽ, nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi vi phạm trong việc đòi nợ trái pháp luật để dịch vụ thu hồi nợ thực sự có hiệu quả, tránh những vụ việc đáng tiếc như trên.

“Chuyện từ người đi thu nợ, người bị mất tài sản trở thành bị cáo xảy ra không hiếm. Những ví dụ như trên để lại nhiều băn khoăn cho cả người tiến hành tố tụng, cho luật sư, cho dư luận xã hội. Với cách đánh giá tội phạm hiện nay của các cơ quan tố tụng và quy định pháp luật hiện hành, những vụ việc người đi đòi nợ bị xử lý hình sự vẫn diễn ra phổ khá phổ biến. Có thể thấy, việc hành hung người khác để ép trả nợ, trả tài sản vốn là của mình hoàn toàn khác với bản chất việc dùng vũ lực để cướp tài sản của người khác. Nếu chỉ nhìn vào hình thức biểu hiện của hành vi mà không xem xét rõ bản chất của sự việc thì sẽ không tránh khỏi việc nhiều người bị kết án những mức án, tội danh quá nặng so với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của họ hoặc thậm chí là bị kết án oan, sai” – luật sư Đặng Văn Cường.
Bảo An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quy định pháp luật về hành vi lừa đảm chiếm đoạt tài sản

Quy định pháp luật về hành vi lừa đảm chiếm đoạt tài sản

Làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay và ngày càng trở nên tinh vi, khó đoán. Vậy, tội "Làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản" sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Phá đường dây tiêu thụ xe gian sang Campuchia từ vụ bắt gã thanh niên “dạt vòm”

Tiến hành mở rộng vụ án vụ án trộm cắp, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đã điều tra làm rõ các đối tượng chuyên tiêu thụ xe gian số lượng lớn.
Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu trên phố An Dương

Công an quận Tây Hồ, Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa phát hiện, xử lý một cơ sở kinh doanh tinh dầu và thuốc lá điện tử nhập lậu…
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động