Thứ năm 25/04/2024 09:12

Dự kiến giảm điểm ưu tiên cho thí sinh đạt từ 22,5 điểm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 lần thứ hai được Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đặt ra một số quy định mới liên quan đến cộng điểm ưu tiên cho thí sinh tự do và cách tính điểm ưu tiên cho nhóm thí sinh đạt điểm cao khi xét tuyển đại học. Theo đó, từ năm 2023, thí sinh đạt 22,5 điểm trở lên khi xét tuyển đại học có thể không được cộng tối đa điểm ưu tiên, thậm chí những thí sinh đạt 30 điểm sẽ không được cộng.
Dự kiến giảm điểm ưu tiên cho thí sinh đạt từ 22,5 điểm

Từ năm 2023, thí sinh đạt 22,5 điểm trở lên khi xét tuyển đại học có thể không được cộng tối đa điểm ưu tiên. Ảnh: Khánh Huy

Trong dự thảo lần thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến không cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do kể từ năm 2022 và ngay lập tức nhận nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt từ nhóm thí sinh xét tuyển lại vào năm nay.

Vì vậy, Bộ có điều chỉnh về vấn đề này trong Dự thảo lần hai để đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Theo đó, từ năm 2023, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Cùng với thay đổi trên, việc tính mức điểm ưu tiên với từng nhóm thí sinh cũng được điều chỉnh theo mức điểm các em đạt được.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế.

Bộ phân tích, qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT ba năm qua, Bộ nhận thấy nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng ba môn cao hơn hẳn các nhóm còn lại.

Số liệu của Bộ cũng cho thấy trong số 75% thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau), tức là các thí sinh có tổng điểm ba môn dưới 22,5, chỉ khi được công điểm ưu tiên, các em mới có khả năng tiệm cận về mức điểm với nhóm 25% thí sinh không được cộng. Qua đó, Bộ đánh giá, việc cộng điểm ưu tiên đã gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho nhóm có điều kiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, điều bất hợp lý ở chỗ tỷ lệ thí sinh đạt điểm từ 22,5 trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt. Điều này dẫn tới sự bất công khi thí sinh ứng tuyển vào các ngành, trường có mức độ cạnh tranh cao; đẩy điểm chuẩn một số ngành lên tới 30 điểm.

Để khắc phục, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến từ năm 2023, mức điểm ưu tiên khu vực và đối tượng với thí sinh đạt từ 22,5 điểm (tương đương 7,5 điểm mỗi môn trong tổ hợp ba môn) được giảm tuyến tính.

Cụ thể: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Thí sinh nên chọn ngành học như thế nào cho đúng trong kỳ tuyển sinh 2022
Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho mọi thí sinh trong tuyển sinh đại học 2022
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển sinh gần 8000 chỉ tiêu năm 2022
Danh sách các trường Đại học xét tuyển bằng học bạ THPT năm 2022
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động