Thứ sáu 08/11/2024 14:27

Đối thoại ASEAN-EU: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 17-11, tại Băng-cốc, Thái Lan, đã diễn ra Đối thoại ASEAN-EU về phát triển bền vững với chủ đề: Hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững...

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai và Uỷ viên Uỷ ban Châu Âu phụ trách hợp tác và phát triển quốc tế Neven Mimica đồng chủ trì Đối thoại.

Tham dự phiên Đối thoại ngoài Trưởng đoàn các nước thành viên ASEAN và EU còn có Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, đại diện của một số tổ chức quốc tế như UNDP, UNESCAP, UNWOMEN, Văn phòng UN về hợp tác Nam-Nam, Ngân hàng thế giới.

Đây là Đối thoại ASEAN-EU về phát triển bền vững đầu tiên được tổ chức, trên cơ sở triển khai kết quả của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-EU lần thứ 21 (Băng-cốc, 10/2016) nhằm xây dựng một nền tảng để thúc đẩy hợp tác thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (SDGs) và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, thông qua thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SGDs), tiếp tục là trọng tâm ưu tiên của cả ASEAN và EU, là thành phần không thể tách rời trong tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN và EU nhằm “hướng đến người dân” và “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Sáng kiến của ASEAN về tăng cường sự tương hỗ giữa Tầm nhìn ASEAN 2025 và SDGs, Sáng kiến hội nhập ASEAN, Kế hoạch tổng thể (KHTT) về kết nối ASEAN được ghi nhận là công cụ quan trọng để thực hiện các SDGs

Các đại biểu cũng ghi nhận tiềm năng lớn trong hợp tác song phương và đa phương giữa ASEAN và EU đối với các vấn đề toàn cầu về phát triển bền vững, trong đó, EU đã tăng đáng kể đóng góp vào Quỹ hợp tác phát triển lên tới 170 triệu Euro giai đoạn 2014-2020 để hỗ trợ các hoạt động hội nhập ASEAN, bên cạnh sự hỗ trợ tài chính hơn 2 tỷ Euro thông qua kênh song phương cùng thời gian trên.

Đối thoại đã hoan nghênh việc khởi động 3 chương trình hợp tác mới giữa ASEAN và EU, trị giá 85 triệu Euro, gồm: Cơ chế đối thoại khu vực tăng cường ASEAN-EU (E-READI) nhằm tăng cường đối thoại chính sách giữa 2 khu vực (20 triệu); Chương trình ưu tiên về kết nối kinh tế và mậu dịch nhằm hỗ trợ Kế hoạch tổng thể về kinh tế ASEAN 2025 (ARISE+, 40 triệu); và Chương trình EU về thúc đẩy quyền và cơ hội của lao động nhập cư nữ trong ASEAN (25 triệu).

doi thoai asean eu ve phat trien ben vung
Toàn cảnh Đối thoại

Các đại biểu xác định một số lĩnh vực phát triển mang tính liên ngành đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng để thực hiện SDGs như: thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho nữ giới; thúc đẩy tăng trưởng xanh và kinh tế quay vòng; sản xuất và tiêu dùng bền vững, ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, các đại biểu cũng tìm kiếm những cách thức tham gia truyền thống và đổi mới trong hợp tác giữa hai khu vực, bao gồm cả hợp tác ba bên và hợp tác Nam-Nam, trong đó nghiên cứu khả năng thành lập trung tâm ASEAN nhằm thúc đẩy nghiên cứu và đối thoại về phát triển bền vững.

Tại Đối thoại, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã hoan nghênh sáng kiến của Thái Lan trong việc tổ chức Đối thoại này, nhấn mạnh tầm quan trọng của Đối thoại sẽ góp phần tăng cường hơn nữa hợp tác trong khuôn khổ ASEAN-EU trong lĩnh vực phát triển bền vững.

Liên quan đến định hướng hợp tác trong tương lai, Thứ trưởng đã đề xuất 04 lĩnh vực tiềm năng ASEAN và EU có thể tiếp tục thúc đẩy gồm:

Tận dụng tối đa các cơ chế hiện có giữa ASEAN-EU, đặc biệt là Phái đoàn của các nước tại ASEAN, nhằm thúc đẩy tham vấn và hợp tác, tăng cường thực hiện các sáng kiến, dự án hợp tác giữa ASEAN và EU;

ASEAN và EU cần tăng cường kết nối kinh tế, thương mại và đầu tư song phương và khu vực và liên khu vực, đặc biệt là việc hiện thực hoá Hiệp định Mậu dịch tư do giữa ASEAN-FTA trong tương lai; xây dựng chính sách thực hiện UN SDGs trên cơ sở hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm; đặc biệt, giáo dục và khoa học công nghệ cần được tập trung như là động lực phát triển và sáng tạo mới nhằm trang bị cho lao động trẻ năng lực và kỹ năng.

Trên cơ sở này, các đại biểu đã nhất trí tiếp tục tổ chức Đối thoại cấp cao ASEAN-EU về phát triển bền vững lần thứ hai vào năm 2019, thúc đẩy cơ chế này thông qua việc xây dựng Lộ trình hợp tác phát triển bền vững ASEAN-EU dựa trên Kế hoạch hành động ASEAN-EU 2018-2022.

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát hiện 11 thi thể trong xe tải bỏ hoang

Phát hiện 11 thi thể trong xe tải bỏ hoang

Ngày 8/11, nhà chức trách Mexico cho biết đã phát hiện 11 thi thể, trong đó có 2 trẻ vị thành niên, trong chiếc xe bán tải bỏ hoang trên đại lộ ở Chilpancingo, thủ phủ bang Guerrero, miền Nam nước này.
Philippines sơ tán khẩn cấp, chuẩn bị đối phó với cơn bão Yinxing

Philippines sơ tán khẩn cấp, chuẩn bị đối phó với cơn bão Yinxing

Philippines đang gấp rút thực hiện các biện pháp ứng phó khẩn cấp khi cơn bão Marce (tên quốc tế là Yinxing) tiến sát đất liền, dự kiến đổ bộ vào tối 7/11. Đây là cơn bão thứ ba liên tiếp đổ bộ Philippines, gây thêm gánh nặng cho những khu vực vừa chịu thiệt hại nặng nề từ các cơn bão trước.
Máy bay rơi sau khi cất cánh khiến 5 người tử vong

Máy bay rơi sau khi cất cánh khiến 5 người tử vong

Chiếc máy bay thương mại hạng nhẹ Honda HA-420 rơi khi cất cánh từ sân bay Falcon Field ở Mesa (Mỹ), đâm vào chiếc ôtô bên ngoài sân bay.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ

Ngày 5/11, người dân Mỹ đã bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu ra vị tổng thống tiếp theo trong một cuộc đua cực kỳ sít sao và khó đoán định.
Kết quả của điểm bỏ phiếu đầu tiên tại nước Mỹ là cân bằng

Kết quả của điểm bỏ phiếu đầu tiên tại nước Mỹ là cân bằng

Đã có kết quả của tại điểm bỏ phiếu đầu tiên tại nước Mỹ khi cả hai ứng viên Tổng thống vẫn cạnh tranh rất gắt gao với tỷ lệ số phiếu ngang nhau.
Bầu cử Mỹ 2024: lịch sử sắp gọi tên người chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: lịch sử sắp gọi tên người chiến thắng

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần ngày quyết định và bất kể ai chiến thắng, người đó sẽ tạo nên dấu mốc lịch sử.
Trung Quốc dẫn đầu với hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc dẫn đầu với hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực hạ tầng xe điện khi xây dựng hệ thống trạm sạc lớn nhất thế giới.
Núi Phú Sĩ lần đầu tiên sau 130 năm không có tuyết vào mùa Thu

Núi Phú Sĩ lần đầu tiên sau 130 năm không có tuyết vào mùa Thu

Lần đầu tiên trong 130 năm, đỉnh núi Phú Sĩ - biểu tượng nổi tiếng của Nhật Bản - đã không có tuyết vào cuối tháng 10, làm dấy lên những lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu tại quốc gia này.
Kỳ lạ: mưa lớn giữa sa mạc Sahara khô cằn

Kỳ lạ: mưa lớn giữa sa mạc Sahara khô cằn

Một trận mưa lớn bất thường đã biến các vùng khô hạn nhất của sa mạc Sahara thành những đầm phá nước xanh, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa các cồn cát và cây cọ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động