Thứ sáu 20/09/2024 13:10
Giải đáp chính sách

Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 2/2/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi: Tôi được biết, vừa có quy định mới liên quan đến việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Xin quý báo cho biết chi tiết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu?

(Nguyễn Ánh Hồng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:

Ngày 2/2/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Theo đó, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu:

Các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

a) Khẩn trương triển khai công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW và Chương trình hành động này nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo quyết tâm cao của các ngành, các cấp về nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

b) Các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến thông tin về Nghị quyết số 20-NQ/TW và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với quy mô sâu rộng. Xây dựng nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực và hiệu quả, hình thức đa dạng, phong phú.

c) Tuyên truyền, khuyến khích khơi dậy phong trào tham gia phát triển kinh tế tập thể; kịp thời khen thưởng, tôn vinh và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, tiêu biểu ở các địa phương, lĩnh vực.

2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

a) Hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX,...) và các tổ chức đại diện để nâng cao khả năng huy động vốn, tăng tích lũy vốn và tài sản chung; nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành; nâng cao hiệu quả, chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các tổ chức kinh tế tập thể phát triển bền vững.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo hướng coi các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể phù hợp để kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân (đầu tư công - quản trị cộng đồng). Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù cho kinh tế tập thể. Xây dựng chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể trên phạm vi toàn quốc để thống nhất, tập trung nguồn lực, phù hợp yêu cầu phát triển của kinh tế tập thể và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Bố trí nguồn kinh phí tương xứng từ ngân sách Nhà nước để bảo đảm triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể.

3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể

a) Có chính sách phù hợp để tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng của kinh tế tập thể bao gồm: Nợ tồn đọng kéo dài trong HTX (nợ Nhà nước, nợ ngân hàng, nợ các tổ chức kinh tế khác, nợ thành viên, thành viên nợ HTX...); các quan hệ về tài sản của HTX, cơ chế xử lý tài sản bảo đảm của HTX, đặc biệt là những tài sản liên quan đến đất đai. Rà soát, sắp xếp lại các HTX hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể và các HTX chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật; cơ cấu lại các HTX tín dụng, nhất là xử lý một số HTX tín dụng hoạt động yếu kém.

b) Hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo điều kiện phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên trong các tổ chức kinh tế tập thể; kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh thần, khơi dậy phong trào quần chúng Nhân dân tham gia phát triển các tổ chức kinh tế tập thể.

c) Có cơ chế, chính sách khuyến khích tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia của tổ chức kinh tế tập thể; thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ, thành lập DN tại những tổ chức kinh tế tập thể có đủ điều kiện; nghiên cứu ủy thác một số dịch vụ công cho các tổ chức kinh tế tập thể; khuyến khích liên kết kinh tế giữa các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực; nghiên cứu, xây dựng thí điểm một số liên đoàn HTX hoạt động chuyên môn hóa cao trong một số ngành, lĩnh vực.

d) Tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với DN Nhà nước. DN Nhà nước ưu tiên hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả; sớm khắc phục tình trạng thiếu liên kết giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tập thể. Khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể liên kết với các tập đoàn kinh tế, các DN để tham gia vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, đặc biệt là tham gia các ngành công nghiệp phụ trợ...

B.A
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động