Thứ ba 26/11/2024 03:57

Do độc quyền, giá vắc xin COVID-19 đội lên ít nhất 5 lần

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo tuyên bố mới nhất của Liên minh Vắc xin cho Tất cả mọi người, chi phí tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần nếu các hãng dược không giữ thế độc quyền để thu lợi riêng.

Phân tích mới của Liên minh cho thấy công ty Pfizer/BioNTech và Moderna đang tính giá bán vắc xin cho chính phủ cao hơn 41 tỷ đô-la so với chi phí sản xuất ước tính. Ví dụ, Colombia có thể đã phải trả nhiều hơn 375 triệu đô-la cho các liều vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna, so với giá thành ước tính.

Bất chấp sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp mắc và tử vong do COVID-19 tại các nước đang phát triển, cho đến nay Pfizer/BioNTech và Moderna đã bán hơn 90% số vắc xin của họ cho các quốc gia giàu có, tính phí cao gấp 24 lần chi phí sản xuất ước tính.

Tuần trước, Pfizer/BioNTech thông báo họ sẽ cấp phép cho một công ty Nam Phi cung cấp và đóng gói 100 triệu liều để sử dụng ở châu Phi, nhưng đây chỉ là một con số rất nhỏ so với nhu cầu thực tế. Cả hai hãng dược đều không đồng ý chuyển giao đầy đủ công nghệ vắc xin với bất kỳ nhà sản xuất có năng lực nào ở các nước đang phát triển, một động thái có thể giúp tăng nguồn cung toàn cầu, hạ giá thành và cứu sống hàng triệu người.

Do độc quyền, giá vắc xin COVID-19 đội lên ít nhất 5 lần
Liên minh của gần 70 tổ chức, bao gồm Liên minh châu Phi, Oxfam và UNAIDS, cho biết, việc một số nước giàu không ủng hộ việc dỡ bỏ độc quyền và giảm giá vắc xin đang ở mức cao một cách bất hợp lý đã góp phần trực tiếp vào tình trạng khan hiếm vắc xin ở các quốc gia nghèo hơn

Phân tích các kỹ thuật sản xuất vắc xin mRNA hàng đầu do Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất - chỉ được phát triển nhờ nguồn ngân sách công với khoảng 8,3 tỷ đô la - cho thấy những loại vắc xin này có thể được sản xuất với chi phí là 1,20 đô la một liều. Tuy nhiên, COVAX, chương trình được thành lập để giúp các quốc gia tiếp cận với vắc xin COVID-19, đã phải chi trả trung bình gấp gần 5 lần. COVAX cũng đã phải vật lộn để có đủ liều lượng và đáp ứng tốc độ yêu cầu, vì nguồn cung không đủ và thực tế là các nước giàu đã tìm cách để được đứng đầu danh sách chờ bằng cách sẵn sàng trả giá cao hơn rất nhiều.

Nếu không có độc quyền dược phẩm về vắc xin làm hạn chế nguồn cung và đẩy giá lên, Liên minh cho biết số tiền mà COVAX chi cho đến nay có thể đủ để tiêm chủng đầy đủ cho mọi người ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bằng giá thành sản xuất, nếu có đủ nguồn cung. Do đó, COVAX sẽ chỉ tiêm được cho nhiều nhất là 23% dân số vào cuối năm 2021.

Liên minh của gần 70 tổ chức, bao gồm Liên minh châu Phi, Oxfam và UNAIDS, cho biết, việc một số nước giàu không ủng hộ việc dỡ bỏ độc quyền và giảm giá vắc xin đang ở mức cao một cách bất hợp lý đã góp phần trực tiếp vào tình trạng khan hiếm vắc xin ở các quốc gia nghèo hơn.

Bà Anna Marriott, Quản lý Chính sách Y tế của Oxfam cho biết: “Các hãng dược đang đòi cả thế giới tiền chuộc vào thời điểm khủng hoảng toàn cầu chưa từng có. Đây có lẽ là một trong những vụ trục lợi lớn nhất trong lịch sử. Những khoản ngân sách quý giá lẽ ra có thể được sử dụng để xây dựng thêm các cơ sở y tế ở các nước nghèo hơn đang được nắm giữ bởi các Giám đốc điều hành và cổ đông của các tập đoàn đầy quyền lực này”.

Bà Winnie Byanyima, Giám đốc Điều hành của UNAIDS cho biết: “Các nhân viên y tế đang chết dần chết mòn ở tuyến đầu trên khắp thế giới mỗi ngày. Riêng Uganda đã mất hơn 50 nhân viên y tế chỉ trong hai tuần. Nó gợi nhớ tới thời mà hàng triệu người đã chết vì HIV ở các nước đang phát triển vì giá thuốc HIV quá cao.

Tôi thấy nhiều người được cứu sống ở các nước được tiêm chủng, ngay cả khi biến thể Delta lan rộng, và tôi cũng mong điều đó diễn ra ở các nước đang phát triển. Thật tội lỗi khi phần lớn nhân loại vẫn đang phải đối mặt với dịch bệnh quái ác này mà không được bảo vệ vì độc quyền dược phẩm và siêu lợi nhuận đang được đặt lên hàng đầu”.

Hiện nay một số quốc gia giàu có đã bắt đầu phân phối lại một lượng nhỏ dư thừa của họ và thực hiện các cam kết tài trợ, tuy nhiên hoạt động từ thiện này không đủ để giải quyết các vấn đề về cung ứng vắc xin toàn cầu. Liên minh Vắc xin cho Tất cả mọi người đang kêu gọi các Chính phủ cần cương quyết yêu cầu chuyển giao công nghệ vắc xin - cho phép tất cả các nhà sản xuất đủ khả năng trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển sản xuất các loại vắc xin này. Chính phủ các nước cũng cần khẩn trương thông qua việc dỡ bỏ các quy định về sở hữu trí tuệ liên quan đến công nghệ COVID-19 theo đề xuất của Nam Phi và Ấn Độ.

Yêu cầu dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ này đã được hơn 100 quốc gia ủng hộ, bao gồm cả Mỹ và Pháp, hiện đã bắt đầu được đàm phán chính thức tại Tổ chức Thương mại Thế giới, và sẽ tiếp tục họp vào tuần này. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Đức và Anh nhiều lần ngăn cản.

Bà Maaza Seyoum, đại diện Liên minh châu Phi và Liên minh Vắc xin cho Tất cả mọi người châu Phi, cho biết: “Việc tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển sản xuất vắc xin là cách nhanh và chắc chắn nhất để tăng nguồn cung và giảm đáng kể giá bán. Điều này từng được thực hiện để điều trị HIV, và chúng ta đã thấy giá giảm tới 99%. Tại sao chính phủ Anh và Đức liên tục phớt lờ những lời kêu gọi của các nước đang phát triển về việc phá bỏ độc quyền vắc xin để có thể vừa thúc đẩy sản xuất vừa làm hạ giá bán? Các nước thu nhập thấp tiêm chưa được tới 1% dân số, trong khi lợi nhuận thu được từ các công ty đã biến ​​các giám đốc của Moderna và BioNTech thành tỷ phú”.

Theo phân tích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước đại dịch, các nước đang phát triển đang trả mức giá trung bình là 0,80 đô la một liều cho tất cả các loại vắc xin không phải là vắc xin COVID-19. Tuy vắc xin loại khác nhau và các loại vắc xin mới có thể không so sánh trực tiếp được, nhưng ngay cả một trong những loại vắc xin COVID-19 rẻ nhất trên thị trường như Oxford/AstraZeneca, cũng có giá gần gấp 4 lần giá mức giá trung bình; vắc xin Johnson and Johnson là 13 lần; và các loại vắc xin đắt tiền nhất, như Pfizer/BioNTech, Moderna và Sinopharm do Trung Quốc sản xuất, cao hơn tới 50 lần.

Điều quan trọng là phải bắt buộc các nhà sản xuất vắc xin giải thích lý do tại sao vắc xin của họ đắt hơn, và việc cạnh tranh minh bạch cũng rất quan trọng để hạ giá và tăng nguồn cung. Tất cả các loại vắc xin, cũ và mới, chỉ giảm giá khi có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Chưa bao giờ trong lịch sử, các chính phủ mua nhiều vắc xin như vậy cho một dịch bệnh và việc sản xuất quy mô lớn lẽ ra sẽ giảm chi phí, cho phép các công ty bán với giá thấp hơn. Tuy nhiên, EU được cho là đã trả mức giá thậm chí còn cao hơn cho đơn đặt hàng thứ hai của họ từ Pfizer/BioNTech.

Sự leo thang mạnh của giá vắc xin được dự đoán sẽ còn tiếp diễn khi thiếu vắng động thái của Chính phủ bên cạnh khả năng phải tiêm nhắc lại trong các năm tới. Giám đốc điều hành của Pfizer đã đề xuất mức giá dự tính trong tương lai lên tới 175 đô la mỗi liều - cao hơn 148 lần so với chi phí sản xuất ước tính. Và vì các Cty dược phẩm dự đoán sẽ tính giá cao như vậy cho các đợt tiêm nhắc lại, họ sẽ tiếp tục bán vắc xin cho các nước giàu thay vì bảo vệ nhân mạng toàn cầu.

Bà Maaza Seyoum chia sẻ: “Nếu những tập đoàn dược phẩm này vẫn tiếp tục nắm độc quyền trong tay công nghệ chữa trị những căn bệnh chết người, họ sẽ luôn ưu tiên những hợp đồng mang lại lợi nhuận cao, bỏ mặc những quốc gia đang phát triển. Với tình hình ngân sách chính phủ gặp khủng hoảng ở khắp mọi nơi và các ca mắc COVID-19 ngày càng tăng ở những nước đang phát triển, đã đến lúc chúng ta ngừng hỗ trợ những hãng dược giàu có. Việc cần làm lúc này là đặt con người lên trên lợi nhuận”.

Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lũ quét và lở đất kinh hoàng khiến gần 40 người thương vong

Lũ quét và lở đất kinh hoàng khiến gần 40 người thương vong

Tối 23/11, các huyện thuộc tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, hứng chịu trận lũ quét và lở đất kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Xe khách gặp tai nạn thảm khốc khiến 17 người tử vong

Xe khách gặp tai nạn thảm khốc khiến 17 người tử vong

Ít nhất 17 người đã thiệt mạng ngày 24/11 khi một chiếc xe khách lao xuống khe núi trong lúc di chuyển ở vùng miền núi hẻo lánh ở bang Alagoas, Đông Bắc Brazil.
Mỹ có nữ Bộ trưởng Nông nghiệp đầu tiên dưới thời ông Donald Trump

Mỹ có nữ Bộ trưởng Nông nghiệp đầu tiên dưới thời ông Donald Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công bố quyết định bổ nhiệm bà Brooke Rollins giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ (USDA). Nếu được Thượng viện phê chuẩn, bà Rollins sẽ trở thành người phụ nữ thứ hai trong lịch sử lãnh đạo Bộ Nông nghiệp, sau bà Ann Veneman thời Tổng thống George W. Bush.
Nga có "vũ khí tài chính" chống trừng phạt phương Tây

Nga có "vũ khí tài chính" chống trừng phạt phương Tây

Nga vừa xác lập cột mốc lịch sử với dự trữ vàng đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD, tăng 33% chỉ trong 10 tháng đầu năm 2024. Đây không chỉ là bước tiến lớn về tài chính mà còn là chiến lược quan trọng giúp Nga đối phó với những áp lực kinh tế và địa chính trị trong bối cảnh các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng.
Nga có bước tiến đặc biệt tại Kursk khiến Ukraine lo ngại

Nga có bước tiến đặc biệt tại Kursk khiến Ukraine lo ngại

Cuộc chiến tại tỉnh Kursk, Nga, đang chứng kiến những diễn biến căng thẳng khi lực lượng quân đội Ukraine bị Moscow đẩy lùi khỏi 40% lãnh thổ mà họ từng kiểm soát.
Nga tăng chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục

Nga tăng chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục

Hạ viện Nga đã thông qua kế hoạch ngân sách liên bang năm 2025 với mức tăng chi tiêu quốc phòng cao nhất trong lịch sử hiện đại. Quyết định này đánh dấu bước đi chiến lược của Moscow trong bối cảnh xung đột với Ukraine kéo dài và căng thẳng quốc tế leo thang.
"Ông trùm" ngành dầu mỏ Singapore bị kết án hơn 17 năm tù

"Ông trùm" ngành dầu mỏ Singapore bị kết án hơn 17 năm tù

Ngày 18/11, Lim Oon Kuin, nhà sáng lập công ty dầu mỏ nổi tiếng Singapore Hin Leong, đã bị tòa án tuyên án 17 năm 6 tháng tù giam với các tội danh lừa đảo ngân hàng và giả mạo giấy tờ.
Trung Quốc công bố tiêm kích tàng hình mới J-35A

Trung Quốc công bố tiêm kích tàng hình mới J-35A

Trung Quốc vừa công bố hình ảnh và thông tin về mẫu tiêm kích tàng hình J-35A, chuẩn bị ra mắt công chúng tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc sắp tới.
Trung Quốc khuyến khích sinh con, đối phó với khủng hoảng dân số

Trung Quốc khuyến khích sinh con, đối phó với khủng hoảng dân số

Trước tình trạng tỷ lệ sinh giảm đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu dân số và kinh tế, Trung Quốc đã công bố các biện pháp mới nhằm khuyến khích người dân sinh con.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động