Thứ bảy 18/05/2024 02:37

Diện mạo mới của các làng quê nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước bắt tay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Tính đến nay, toàn TP đã có 44 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Xã Nông thôn mới kiểu mẫu Liên Hà, huyện Đan Phượng.
Xã Nông thôn mới kiểu mẫu Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Tính đến nay, toàn TP đã có 382/383 xã của Hà Nội đã "về đích" xây dựng nông thôn mới (riêng xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất không thực hiện xây dựng Nông thôn mới do nằm trong quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc), hoàn thành mục tiêu TP đề ra trong năm 2021. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn TP cũng như các địa phương trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch CoVID-19.

Xác định công cuộc xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm cuối, việc hoàn thành xây dựng xã Nông thôn mới là tiền đề để tập trung nâng cao các tiêu chí và các địa phương đều nỗ lực để sớm đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, năm 2015, xã Phù Đổng đã về đích Nông thôn mới. Tới năm 2020, địa phương này tiếp tục trở thành một trong số ít xã ở Hà Nội cán đích Nông thôn mới nâng cao với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/năm.

Đến nay, dựa trên nguồn lực và sự quan tâm của huyện Gia Lâm và TP Hà Nội cùng với nguồn lực của địa phương, diện mạo xã Phù Đổng đang “thay da đổi thịt”.
Đến nay, dựa trên nguồn lực và sự quan tâm của huyện Gia Lâm và TP Hà Nội cùng với nguồn lực của địa phương, diện mạo xã Phù Đổng đang “thay da đổi thịt”.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Phù Đổng Phùng Xuân Việt, hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông được đầu tư xây mới và nâng cấp. 100% trục đường chính, đường liên thôn được trải nhựa và bê tông hóa, có đèn chiếu sáng. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện đã giúp tạo đà cho địa phương phát triển về mọi mặt, từ đời sống tinh thần, công trình phúc lợi, giáo dục đào tạo, đầu tư cho thế hệ tương lai càng được quan tâm.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành các quyết định về việc công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021.

Tại Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 7-2-2022, UBND TP công nhận 18 xã thuộc các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Trì, Ba Vì, Quốc Oai đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2021.

Cụ thể, huyện Đông Anh có 4 xã (Bắc Hồng, Liên Hà, Tàm Xá, Xuân Nộn). Huyện Gia Lâm 3 xã (Cổ Bi, Đặng Xá, Đình Xuyên). Huyện Chương Mỹ 3 xã (Đồng Phú, Hợp Đồng, Thủy Xuân Tiên). Huyện Ứng Hòa 3 xã (Hoa Sơn, Hòa Nam, Liên Bạt). Huyện Hoài Đức 2 xã (Lại Yên, Minh Khai). Huyện Thanh Trì 1 xã (Liên Ninh). Huyện Quốc Oai 1 xã (Phú Cát) và huyện Ba Vì có 1 xã (Phú Phương).

Trường Tiểu học Liên Hà A, xã Liên Hà, huyện Đông Anh được xây dựng vô cùng khang trang, hiện đại.
Trường Tiểu học Liên Hà A, xã Liên Hà, huyện Đông Anh được xây dựng vô cùng khang trang, hiện đại.
Một góc xã Nông thôn mới nâng cao Đặng Xá, huyện Gia Lâm.
Một góc xã Nông thôn mới nâng cao Đặng Xá, huyện Gia Lâm.

Tại Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 7-2-2022, UBND TP công nhận 5 xã thuộc huyện Đan Phượng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021.

Cụ thể, xã Đan Phượng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Môi trường, giáo dục và đào tạo, y |tế, tổ chức sản xuất, du lịch. Xã Liên Hà đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế, tổ chức sản xuất. Xã Song Phượng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa. Xã Tân Hội đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa. Xã Thọ Xuân đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu về các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế.

Có thể khẳng định, thời gian qua, xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu đã từng bước thay đổi diện mạo địa phương theo hướng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Mặt khác, nhờ gắn bó chặt chẽ giữa nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị, dân trí địa phương ngày càng nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ, góp phần quan trọng trong nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giúp giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, ổn định chính trị, trật tự xã hội, quốc phòng, an ninh khu vực nông thôn được giữ vững.

Việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, làng quê xã Hợp Đồng đã khang trang, giàu đẹp hơn. (ảnh: Nhà văn hóa thôn Thái Hòa xã Hợp Đồng).
Việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, làng quê xã Hợp Đồng đã khang trang, giàu đẹp hơn. (ảnh: Nhà văn hóa thôn Thái Hòa xã Hợp Đồng).

Chủ tịch UBND xã Hợp Đồng (huyện Chương Mỹ) Nguyễn Duy Phố cho biết, sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, xã đã phát động phong trào "Thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới" tới các thôn, khu dân cư... Nhờ vậy, sau 5 năm triển khai, cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, xã đã huy động được hơn 10 tỷ đồng từ xã hội hóa để xây dựng các công trình văn hóa, đường làng, ngõ xóm… Đặc biệt, việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, làng quê xã Hợp Đồng đã khang trang, giàu đẹp hơn.

Trường tiểu học xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ được xây dựng khang trang.
Trường tiểu học xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ được xây dựng khang trang.

Xã Đồng Phú đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới từ năm 2016. Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, xã tiếp tục tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020. Đến tháng 8-2021 xã tự đánh giá 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Kết quả có 15 tiêu chí đạt (Quy hoạch, Thủy lợi, Điện, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Hạ tầng thương mại nông thôn, Thông tin truyền thông, Nhà ở dân cư, hộ nghèo, Lao động có việc làm, Tổ chức sản xuất, Giáo dục đào tạo, Y tế, Văn hóa, Quốc phòng, an ninh, hành chính công), 04 tiêu chí Cơ bản đạt gồm (Giao thông, thu nhập, môi trường & ATTP, Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật). Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người ở Đồng Phú đạt 66 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,88%.

Chia sẻ về kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu cho biết, huyện đặt mục tiêu có 3 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm 2021 là Đồng Phú, Hợp Đồng và Thủy Xuân Tiên. Đến thời điểm hiện tại, cả 3 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021. “Ở các xã này, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư nhiều hơn; thu nhập bình quân của người dân đều đạt từ 63 triệu đồng/năm trở lên và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đều còn dưới 1%; các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao được đẩy mạnh, đời sống người dân vì thế đổi thay từng ngày” ông Đỗ Hoàng Anh Châu nhấn mạnh.

Xã nông thôn mới nâng cao Liên Ninh, huyện Thanh Trì ngày càng khang trang, sạch đẹp
Xã nông thôn mới nâng cao Liên Ninh, huyện Thanh Trì ngày càng khang trang, sạch đẹp

Xã nông thôn mới nâng cao Liên Ninh, huyện Thanh Trì cũng có diện mạo khác xa so với trước đây. Tất cả các tuyến đường từ trục xã, liên xã, trục thôn, ngõ xóm trên địa bàn đều được trải nhựa hoặc đổ bê tông sạch sẽ, ô tô đi lại dễ dàng. Không những vậy, với những nút giao thông trên trục đường xã, liên xã còn được bố trí hệ thống biển báo hiệu đường bộ, gờ giảm tốc, bảo đảm an toàn giao thông. Xã Liên Ninh cũng có 8/8 thôn có nhà văn hóa, sân thể thao và khuôn viên nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cộng đồng.

Đứng trên khúc đê quai uốn lượn, phóng tầm mắt về phía sông Hồng là những xóm làng đông đúc, nhà cửa khang trang, đường giao thông rộng rãi. Một phía còn lại là những cụm công nghiệp làng nghề xen kẽ với ruộng đồng trù phú. “Bức tranh” phát triển kinh tế - xã hội xã Liên Hà, huyện Đan Phượng khiến bất cứ ai tới thăm địa phương này cũng phải trầm trồ. ảnh 8: Xã Nông thôn mới kiểu mẫu Liên Hà, huyện Đan Phượng luôn là địa phương lá cờ đầu trong phong trào thi đua xây dựng NTM
“Bức tranh” phát triển kinh tế - xã hội xã Liên Hà, huyện Đan Phượng khiến bất cứ ai tới thăm địa phương này cũng phải trầm trồ. Xã Nông thôn mới kiểu mẫu Liên Hà, huyện Đan Phượng luôn là địa phương lá cờ đầu trong phong trào thi đua xây dựng NTM
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, để tiếp tục hỗ trợ các địa phương xây dựng Nông thôn mới nâng cao, tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn Hà Nội giai đoạn 2021-2025 là 92.680 tỷ đồng, tăng 15% so với giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài kinh phí trên, TP tiếp tục vận động các quận, huyện có điều kiện hỗ trợ các huyện khó khăn để tạo thêm nguồn lực cho các địa phương. Mặt khác, Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động