Thứ hai 29/04/2024 11:26

Điểm chuẩn ĐH Y, ĐH Bách Khoa liệu có ở mức “không tưởng”?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH)- Năm nay, điểm thi THPT quốc gia khá cao, phổ điểm ở phía điểm cao cũng nhiều hơn năm 2016 nên đã có dự báo cho rằng một số trường tốp 1 như ĐH Bách Khoa, ĐH Y, ĐH Ngoại Thương... sẽ lấy điểm chuẩn ở mức… rất cao. Mới đây, có thông tin cho rằng thí sinh được 29 điểm cũng chưa chắc đã đỗ ĐH Y Hà Nội? Liệu ĐH Y và các trường tốp 1 có lấy điểm cao đột biến đến thế?

Theo tiến sỹ Lê Đình Tùng – Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Y Hà Nội, điểm trúng tuyển 2 năm gần đây như sau:

Năm 2015: Điểm chuẩn đầu vào là 27,75 và năm 2016 là 27 điểm đối với bác sĩ đa khoa đào tạo tại cơ sở Đại học Y Hà Nội.

Nhìn vào phổ điểm năm nay, tổng điểm ba môn như chúng tôi quan sát được thì có khoảng 3.409 em có điểm thi khối B gồm: Toán, Hóa, Sinh đạt từ 27 điểm trở lên.

Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bác sĩ đa khoa của khối các trường Y - Dược và căn cứ vào điểm ba môn chúng tôi thấy, trung vị phân bố bảng điểm thì điểm Hóa cao hơn so với điểm năm ngoái, điểm Toán, điểm Sinh thì không có sự thay đổi đáng kể.

Vì vậy theo phân tích của nhà trường, điểm trúng tuyển của hệ bác sĩ đa khoa có thể sẽ điều chỉnh cao hơn một chút so với năm 2015, 2016. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là dự đoán, vì vậy thí sinh nên cân nhắc thật kỹ trước khi thay đổi nguyện vọng xét tuyển của mình.

diem-chuan-cac-truong-y-duoc
ĐH Y Hà Nội luôn có điểm chuẩn cao nhưng thông tin 29 điểm chưa đỗ ĐH Y năm nay là chưa chính xác, hội đồng điểm chuẩn nhà trường đang họp và chưa có thông báo chính thức (Ảnh tư liệu)

Trước đó, cũng có dự báo cho rằng điểm chuẩn của ĐH Bách Khoa năm nay sẽ tăng rất cao. Nhiều phụ huynh và thí sinh đã băn khoăn về điểm chuẩn năm nay sẽ biến động như thế nào? PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – cho biết:

Trước hết đối với các tổ hợp có môn chính, mà đa phần các tổ hợp xét tuyển cho các ngành của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội coi môn Toán là môn chính.

Cách tính như sau: Kết quả môn Toán được nhân hệ số 2, cộng với môn thứ 2 và môn thứ 3 rồi nhân với 3 và chia cho 4, làm tròn điểm đến 0,25 theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sau đó, cộng với điểm ưu tiên theo khu vực hoặc điểm ưu tiên (nếu có). Tùy theo ngành, tùy theo tổ hợp xét tuyển có môn chính, cách tính điểm cũng sẽ được áp dụng như trên.

Về điểm chuẩn của năm nay, PGS.TS Trần Văn Tớp cho rằng, rất khó để nói điểm chuẩn của các ngành năm nay có cao hơn năm trước hay không?!. Nhưng có một điều dễ nhận thấy đó là: Mặt bằng điểm năm nay cao hơn. Về mặt nguyên lý, khi mặt bằng điểm cao hơn, thì điểm xét tuyển, trúng tuyển của các trường cũng nhích lên và lên đến mức nào thì rất khó khẳng định. Dự kiến khoảng 14/7 trường ĐH Bách Khoa sẽ công bố điểm chuẩn.

Nếu phân tích kỹ phổ điểm, có thể thấy nhóm điểm cao nhiều hơn, nhưng mỗi đồ thị phổ điểm không lệch về điểm cao hay điểm thấp nhiều quá. Chưa kể điểm trung bình từng môn cũng chỉ ở mức 4.6 đến 6.5 điểm. Như vậy, điểm chuẩn với một số trường tốp có thể sẽ cao hơn nhưng không thể tăng đột biến được.

Riêng ĐH Y Hà Nội, ngành Bác sĩ đa khoa năm nào cũng lấy điểm rất cao (thường từ 27 điểm, có năm 28,5 điểm) và sẽ tập trung nhiều thí sinh có thành tích học “khủng”. Vì thế, Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thì: Thí sinh Năm nay có nhiều em đạt điểm cao hơn nên các em cần nghiên cứu, cân nhắc thật kỹ việc điều chỉnh nguyện vọng của mình. Chẳng hạn: Các em yêu thích ngành Y đa khoa, các em có thể đăng ký xét tuyển ngành này ở Trường Đại học Y Hà Nội, Y Thái Bình, Y Hải Phòng, Y khoa Phạm Ngọc Thạch Hồ Chí Minh…

T.Fan / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động