Đến giữa tháng 5 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 270 tỷ USD
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHoạt động xuất nhập khẩu tại cảng container quốc tế Tân cảng, Hải Phòng. Ảnh: T.Bình |
Xuất khẩu là điểm sáng
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 5/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/5/2024 đạt 270,82 tỷ USD, tăng 16,8%, tương ứng tăng 38,87 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 182,8 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 22,29 tỷ USD). Trong kỳ 1 tháng 5/2024, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 2,63 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 6,36 tỷ USD.
Về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 14,64 tỷ USD, giảm 8% (tương ứng giảm 1,28 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 4/2024. Nguyên nhân do xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực suy giảm như sắt thép các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; gỗ và sản phẩm từ gỗ...
Đáng chú ý, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 5/2024 đạt 10,39 tỷ USD, giảm 6,5% tương ứng giảm 720 triệu USD so với kỳ 2 tháng 4/2024. Tính đến hết ngày 15/5/2024, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các DN này đạt 99,19 tỷ USD, tăng 13,6%, tương ứng tăng 11,87 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu trong nửa đầu tháng 5 đạt 17,26 tỷ USD, tăng 26% (tương ứng tăng 3,57 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2024. Điều này chủ yếu do nhập khẩu một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; vải các loại… Như vậy, tính đến hết 15/5/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 132,23 tỷ USD, tăng 17,5% (tương ứng tăng 19,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023. Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của nước ta khi vẫn đang duy trì được đà tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Khó khăn, thách thức đan xen
Với những kết quả đạt được, theo nhận định của Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024 sẽ có nhiều thuận lợi như: các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có với các đối tác tiếp tục có tác động tích cực. Nhu cầu thị trường thế giới từng bước phục hồi do lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt. Việc các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu....
Chế biến cà-rốt xuất khẩu tại Công ty cổ phần AMEII Việt Nam (tỉnh Hải Dương). Ảnh: Đức Anh |
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho rằng, kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mới với nhiều khó khăn, thách thức như: sự phục hồi chậm của các đối tác thương mại lớn. Áp lực lạm phát toàn cầu được đánh giá có chậm lại nhưng vẫn ở mức cao. Rủi ro gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu. sư gia tăng cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam còn cao…
Để hỗ trợ cho hoạt đông xuất nhập khẩu trong nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới. Chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các khu vực thị trường thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài.Các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và DN xuất nhập khẩu....
Trong quý I/2024, Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD |
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại