Thứ sáu 08/11/2024 07:24

Đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm về phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.
Đề xuất nâng mức phạt tối đa đối với vi phạm hành chính về thủy lợi
Đề xuất nâng mức phạt tối đa đối với vi phạm hành chính về thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều đã được quy định tại Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14-9-2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, cống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18-7-2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP. Đây là chế tài góp phần đưa các quy định về phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều vào cuộc sống; tạo chuyển biến tích cực đối với việc nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động quản lý Nhà nước về phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều.

Ngày 13-11-2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022. Luật mới ban hành có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.

Cụ thể: 1- Luật đã sửa đổi, bổ sung mức phạt tối đa đối với lĩnh vực thủy lợi.

2- Về thẩm quyền xử phạt, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm nhiều chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để phù hợp với sự thay đổi, điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Theo đó, bổ sung Chi cục trưởng Chi cục về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, giao Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt của các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Đồng thời thay đổi mức phạt tiền của một số chức danh.

3- Về hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng thẩm quyền áp dụng hình thức này.

Đây là những điểm mới cần phải bổ sung trong quá trình xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều để bảo đảm tính thống nhất.

Mặt khác, trong quá trình thi hành Nghị định số 104/2017/NĐ-CP và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP đã bộc lộ một số những hạn chế, bất cập như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhưng chưa có chế tài bảo vệ, cụ thể: Bổ sung một số công trình phòng chống thiên tai; bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai; xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai; bảo vệ lòng sông, bãi sông, bãi nổi, cù lao…

Bên cạnh đó, một số hành vi tại Nghị định số 104/2017/NĐ-CP và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP còn hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện, cụ thể: Một số hành vi vi phạm hành chính chưa xác định rõ ranh giới với tội phạm; một số hành vi quy định còn chung chung, khó áp dụng; một số hành vi quy định chưa chia nhỏ hành vi, mức độ vi phạm dẫn đến việc xử phạt không công bằng.

Từ những lý do trên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và khắc phục những hạn chế, bất cập là cần thiết.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều gồm 6 chương, 44 điều. Trong đó, nêu rõ hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; lĩnh vực thủy lợi, lĩnh vực đê điều; thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính…

Tại dự thảo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; lĩnh vực đê điều là 100 triệu đồng; lĩnh vực thủy lợi là 250 triệu đồng (theo quy định hiện hành là 100 triệu đồng) để phù hợp với Khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Dự thảo cũng nêu rõ mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại dự thảo Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 13 (vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo công trình theo quy định tại Điều 18a và Điều 19 Luật Phòng, chống thiên tai); Điều 14 (vi phạm về xây dựng và thực hiện phương án ứng phó thiên tai) thì áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

TQ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Huyện Đông Anh: đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Huyện Đông Anh: đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Chiều 7/11, UBND huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) gắn với tổng kết công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Quận Bắc Từ Liêm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam gắn với tuyên truyền Luật Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam gắn với tuyên truyền Luật Thủ đô

Sáng 7/11/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11). Đặc biệt, Lễ hưởng ứng được quận Bắc Từ Liêm tổ chức gắn với hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô.
Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thí điểm sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai thí điểm sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư

Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư

Nhiều điểm mới, đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước.
Chế tài xử lý khi lái xe lạng lách, vượt xe khác trên đường

Chế tài xử lý khi lái xe lạng lách, vượt xe khác trên đường

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, xe lưu thông trên đường chỉ được vượt khi có đủ các điều kiện được quy định. Việc không tuân thủ các quy định có thể khiến lái xe bị xử phạt hành chính, thậm chí nếu gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hà Nội: hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm thực hiện thế nào?

Hà Nội: hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm thực hiện thế nào?

Các khu vực ở Hà Nội được xem xét hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm bao gồm 12 quận hiện nay, 5 huyện sắp lên quận và 2 TP phía Bắc, phía Tây.
Dự báo thời tiết 7/11: miền Bắc nắng gió nhẹ; miền Trung mưa lớn; gió mạnh vùng biển

Dự báo thời tiết 7/11: miền Bắc nắng gió nhẹ; miền Trung mưa lớn; gió mạnh vùng biển

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 7/11.
Bão Yinxing đang hoạt động gần biển Đông, dự báo miền Trung mưa lớn tiếp diễn

Bão Yinxing đang hoạt động gần biển Đông, dự báo miền Trung mưa lớn tiếp diễn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, một cơn bão rất mạnh, Yinxing, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).
Dự báo thời tiết 6/11: miền Bắc mưa gió lạnh; Quảng Trị đến Khánh Hòa mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết 6/11: miền Bắc mưa gió lạnh; Quảng Trị đến Khánh Hòa mưa lớn cục bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 6/11.
Việt Nam có thêm 2 cơ sở giáo dục lọt bảng xếp hạng châu Á

Việt Nam có thêm 2 cơ sở giáo dục lọt bảng xếp hạng châu Á

Theo bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025 do Tổ chức QS World University Rankings vừa công bố, Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học lọt bảng xếp hạng châu Á.
Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm ôn lại quá trình phấn đấu, xây dựng, trưởng thành và phát triển của ngành...
Hà Nội có 7 nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương

Hà Nội có 7 nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương

Ngày 7/11, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam công bố danh sách 100 giáo viên, giảng viên trên toàn quốc có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động