Đề phòng thủ đoạn giả mạo “trại hè kỹ năng” để lừa đảo
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐề phòng thủ đoạn giả mạo “trại hè kỹ năng” để lừa đảo |
CA TP Đà Nẵng cho biết, các trang facebook này đã đăng tải thông tin tổ chức chương trình trại hè cho học sinh trên địa bàn TP Đà Nẵng tại địa chỉ 183A Phan Đăng Lưu và 80 Lê Lợi (phường Thạch Thang, quận Hải Châu). Khi phụ huynh nhắn tin vào trang để tìm hiểu, quản lý trang sẽ hướng dẫn cài đặt ứng dụng khác và làm theo hướng dẫn trên ứng dụng đó. CA TP Đà Nẵng thông tin, hoạt động này chỉ có Đoàn Thanh niên CA các tỉnh thành trên toàn quốc được phép làm, không đơn vị nào được phép tổ chức.
Tại Đà Nẵng, Ban Thanh niên CA TP Đà Nẵng chưa tổ chức hoạt động này. Hiện nay, các bậc phụ huynh trên địa bàn TP không biết các fanpage này là giả mạo và đăng ký rất nhiều. Ban Thanh niên CA TP Đà Nẵng thông báo cho mọi người biết, cảnh giác.
Vào ngày 3/4, thông tin từ CA tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian gần đây, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện trên mạng xã hội facebook xuất hiện nhiều trang có tên gọi “Trại hè kỹ năng - Học kỳ Công an Nhân dân”, “Trại hè học kỳ Quân đội”, “Trại hè hướng nghiệp hàng không”... với giao diện, địa chỉ, số điện thoại giống với thông tin của các CQCA, quân đội, hãng hàng không trong nước...
Thực chất, đây là các tài khoản trên mạng xã hội facebook do đối tượng lừa đảo tạo lập, sử dụng các hình ảnh của lực lượng CA, quân đội, nhân viên hàng không để mạo danh cơ quan chức năng và đăng tải nội dung chào mời phụ huynh liên hệ đăng ký cho con em tham gia trại hè năm 2024 để trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp và nhận khuyến mãi hấp dẫn…
Các đối tượng lừa đảo gửi kèm những tiêu chí tham gia ứng tuyển, mã ứng viên và dẫn dắt nạn nhân trao đổi qua mạng xã hội Zalo của “chuyên viên” mà chúng tự đặt ra.
Khi phụ huynh kết nối, các đối tượng lừa đảo tư vấn về nội dung các cháu học sinh sẽ được miễn phí chi phí khi tham gia trại hè, trại kỹ năng, được bao ăn, ở... Đổi lại, học viên tham gia trại hè, trại kỹ năng phải tập đặt thử vé máy bay trực tuyến và được hoàn lại tiền; hoặc đặt cọc trước một khoảng tiền từ 5 - 10 triệu đồng để đăng ký. Ban đầu, giá vé máy bay nội địa là vài triệu đồng, sau đó là đặt vé bay quốc tế với số tiền vài chục triệu đồng.
Do tin tưởng nội dung các trang facebook trên là đúng sự thật, nên nhiều người dân đã chuyển tiền để đăng ký cho con em mình tham gia. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền xong, đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt và chặn liên lạc.
Để phòng tránh thủ đoạn lừa đảo này, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao CA tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến cáo, người dân khi nhận được thông tin từ các trang thuộc mạng xã hội facebook như “Trại hè kỹ năng - Học kỳ Công an Nhân dân”, “Trại hè học kỳ Quân đội”, “Trại hè hướng nghiệp hàng không”... hoặc các nội dung quảng cáo tương tự, cần điện thoại liên hệ và gặp trực tiếp yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp giấy tờ tài liệu chứng minh họ là tổ chức hợp pháp và được phép tổ chức các sự kiện trên để đăng ký.
Thiết nghĩ để tránh cho bản thân rơi vào bẫy lừa đảo, mỗi người cần luôn thuộc nằm lòng “bí quyết”: tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất cứ ai và bất cứ lý do gì, nếu chưa xác định chính xác người nhận tiền là ai, ở đâu. Nếu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho CQCA gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Những ai là nạn nhân của "siêu lừa" Nguyễn Thị Thanh Thảo nên đọc ngay | |
Công an truy tìm một giám đốc ở Hà Nội bị tố lừa đảo | |
Lý do 2 người phụ nữ ở Cầu Giấy mất hàng trăm triệu đồng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại