Thứ bảy 29/06/2024 10:08

Đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo các đại biểu, nghệ nhân được ví như báu vật nhân văn sống, sợi dây níu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và là người giữ lửa cho di sản. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách cùng nghệ nhân Nhân dân và nghệ nhân ưu tú
Đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách

Sáng 26/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV - tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Vân, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nghệ nhân được quy định tại Điều 13 của dự thảo Luật lần này.

Theo đại biểu Trần Thị Vân, nghệ nhân được ví như báu vật nhân văn sống, sợi dây níu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và là người giữ lửa cho di sản. Tuy nhiên Luật Di sản văn hóa (2001) chưa quy định chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, đến năm 2009, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa quy định tại Điều 26, trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và ưu đãi đối với nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn. Đến năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2015/NĐ-CP về hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Nhưng theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Di sản Văn hóa, từ khi Luật được ban hành đến nay chỉ có 20/1881 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu được hưởng chế độ này.

Đồng thời, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách cùng nghệ nhân Nhân dân và nghệ nhân ưu tú vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách
Đại biểu Trần Thị Vân, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Quốc hội

Cuối cùng, liên quan đến chế độ hỗ trợ mai táng đối với nghệ nhân khi qua đời, đại biểu Trần Thị Vân cho rằng việc ban hành chế độ này là cần thiết nhằm ghi nhận, công lao, đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân đối với các di sản văn hóa.

Liên quan đến chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể (Điều 13), đại biểu Âu Thị Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cho rằng để đảm bảo tính khả thi của Luật, đại biểu Âu Thị Mai đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét quy định cụ thể các tiêu chí, tiêu chuẩn được hỗ trợ các chính sách đãi ngộ của nhà nước, tránh trường hợp áp dụng tùy nghi. Đồng thời rà soát nội dung điểm b, điểm c, Khoản 1 Điều 13 để tránh trùng lặp.

Tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân mở bảo tàng

Góp ý về lĩnh vực di sản, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho biết, dự thảo mới quy định chung về quản lý di sản văn hóa, chưa đề cập và luật hóa các quy định về quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam.

Về quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý di sản văn hóa trong dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu xem xét một số vấn đề hiện đang có những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn. Trong đó, về quy định dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di sản, Điều 27 dự thảo luật quy định việc chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án đầu tư, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.

Theo quy định của dự thảo luật, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mới, hoặc điều chỉnh chủ trương dự án chuyển tiếp trong vùng lõi, vùng đệm của di sản văn hóa thế giới bao gồm cả những dự án có quy mô nhỏ mang tính chất phục vụ, bảo đảm an sinh xã hội, phát huy các giá trị di sản, cũng như phát triển kinh tế xã hội của địa phương đều thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Đại biểu cho rằng, nội dung quy định này khi triển khai thực hiện trong thực tiễn sẽ khó khăn vì phần lớn các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, nguồn vốn thấp; việc quy định Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ làm tăng thủ tục hành chính và kéo dài thủ tục pháp lý.

Đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh, đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Quốc hội

Đối với việc xây dựng, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại các khu vực dân cư tập trung tại vùng lõi và vùng đệm của di sản, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo quy định theo hướng tăng cường phân cấp trong việc quản lý di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt và di sản thế giới nằm trong địa bàn địa phương, bộ, ngành trung ương. Chính phủ chỉ thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt và di sản thế giới; phần nội dung thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án tu bổ phù hợp với quy hoạch thì nên phân cấp lại cho địa phương.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp góp ý về hoạt động của bảo tàng và chính sách đối với bảo tàng tư nhân được quy định tại Chương 5 của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, đây là Chương mới, các nội dung có kế thừa, điều chỉnh, bổ sung cụ thể hơn nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của bảo tàng.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, hiện nay, chính sách cho bảo tàng ngoài công lập của nước ta đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và xu hướng phát triển, hành lang pháp lý đã có nhưng chưa rõ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến điều kiện, tiêu chí xếp hạng những bảo tàng ngoài công lập. Đồng thời, các bảo tàng tư nhân gặp khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ và thiếu đội ngũ làm công tác bảo tàng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc cấp giấy phép hoạt động của bảo tàng ngoài công lập tại khoản 2 Điều 64 vẫn còn chung chung.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân mở bảo tàng đồng thời tạo sự thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý.

Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7 Điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7
Cần có thêm các giải pháp để không xảy ra tình trạng “lương tăng, giá cũng tăng” Cần có thêm các giải pháp để không xảy ra tình trạng “lương tăng, giá cũng tăng”
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động