Thứ tư 27/09/2023 10:04

Đề nghị áp dụng thuế xuất 8% đối với ô tô

Chiều 1/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể ở hội trường về 04 nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự. Trong đó, có nội dung về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022….
Đề nghị áp dụng thuế xuất 8% đối với ô tô
Quang cảnh phiên họp ngày 1/6

Đề nghị áp dụng thuế xuất 8% đối với ô tô

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương bày tỏ đồng tình với sự cần thiết ban hành Nghị quyết tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng nhằm giúp doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống trong khi kinh tế gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị rà soát, cân nhắc mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị áp dụng mức thuế xuất 8% đối với mặt hàng ô tô, bao gồm cả dòng xe dưới 24 chỗ để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô trong nước, từ đó đảm bảo nguồn thu ngân sách của nhà nước từ lĩnh vực này.

Đề nghị áp dụng thuế xuất 8% đối với ô tô
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Theo đại biểu, việc áp dụng thuế VAT 8% mặc dù gây hụt thu ngân sách 2% so với hiện hành nhưng ô tô là mặt hàng chịu thuế cao, cùng với nhiều loại thuế, vì vậy nếu kích cầu từ việc giảm này tổng mức thuế thu được từ chiếc xe sẽ vượt mức 2% giảm thuế VAT.

Việc giảm thuế, phí trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô cho thấy sự tác động tích cực và mạnh mẽ của các chính sách ưu đãi đến việc kích cầu và phát triển ngành này. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế gia trị gia tăng, áp dụng mức thuế suất 8% đối với mặt hàng ô tô (bao gồm cả đối với các dòng xe ô tô dưới 24 chỗ) để kích cầu tiêu dùng, giúp doanh nghiệp ô tô tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tạo đà tăng trưởng cho ngành công nghiệp ô tô qua đó tiếp tục đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như phát triển nền kinh tế.

Cần thiết kéo dài chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025

Đóng góp ý kiến về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022, đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trong tình hình nhiều thách thức chung của nền kinh tế.

Phản ánh tình trạng nhiều doanh nghiệp lớn phải bán bớt tài sản, bên mua lại là người nước ngoài, đại biểu cho rằng tình trạng này rất đáng lo ngại, nhất là khi các doanh nghiệp cần giữ, hỗ trợ để phát triển nền kinh tế. Đại biểu cho rằng cần có chính sách nuôi dưỡng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, nhất là trong giai đoạn khó khăn.

Đề nghị áp dụng thuế xuất 8% đối với ô tô
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Đánh giá cao việc thực hiện các giải pháp về thuế trong thời gian qua, đại biểu Mai Thị Phương Hoa cho biết việc linh hoạt thực hiện chính sách thuế đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đại biểu bày tỏ nhất trí việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, phương án của Chính phủ là kéo dài đến hết 31/12/2023 là quá ngắn. Khó khăn thách thức trong thời gian tới là khá lớn, đại biểu cho rằng, để sự hỗ trợ này có hiệu quả hơn, đủ thời gian để chính sách phát huy trong thực tế, cần kéo dài chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025 hoặc ít nhất đến năm 2024.

Đồng thời, đại biểu cho rằng, cần kịp thời hướng dẫn các hồ sơ xem xét xin hoàn thuế giá trị gia tăng một cách nhanh chóng, hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, cần nghiên cứu các chính sách vượt tiền lệ như yêu cầu lãi suất cho vay giảm xuống dưới 9%, thay đổi các điều kiện cho vay thông thoáng, khả thi và hợp lý để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp.

Thực hiện các giải pháp để người dân tin tưởng vào cơ quan công quyền

Tham gia vào nội dung Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, đại biểu Trần Văn Khải, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng, vẫn còn hạn chế về công tác đầu tư công, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa đạt được thực hiện hiệu quả. Ngoài ra, đại biểu cũng nhấn mạnh, chúng ta còn lãng phí trong cải cách thủ tục hành chính. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đã cho biết, qua kiểm tra, các địa phương, Bộ ngành cũng phát sinh thủ tục mới. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí niềm tin của Nhân dân vào cơ quan công quyền.

Đề nghị áp dụng thuế xuất 8% đối với ô tô
Đại biểu Trần Văn Khải, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam

Với những bất cập trên, đại biểu Trần Văn Khải đề xuất một số giải pháp:

Một là: đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Uỷ ban Pháp luật chủ trì với các cơ quan của Quốc hội ngay trong năm 2024 thực hiện giám sát chuyên đề "việc thực hiện chính sách pháp luật của cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức trong năm 2022” trên phạm vi cả nước. Trong đó, tập trung vào nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức (Chương II) và Những việc cán bộ, công chức không được làm tại Mục 4, Điều 18 quy định những điều bị cấm liên quan đến đạo đức công vụ: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

Kết quả giám sát sẽ cho chúng ta kết quả: Ví dụ như ở Tp.Hồ Chí Minh, trong năm 2022, trong số 584 văn bản gửi hỏi Bộ kế hoạch đầu tư thì: (1) có bao nhiêu văn bản thuộc thẩm quyền của thành phố mà không giải quyết, vẫn hỏi để né việc, đẩy việc nên cấp trên; (2) Có bao nhiêu văn bản trong tổng số 584 văn bản thì có bao nhiêu văn bản có nội dung hỏi là những quy định của pháp luật chưa rõ, không khả thi, chồng chéo. Như vậy mới chỉ ra căn nguyên của hiện tượng này, vừa có cơ sở để đánh giá khách quan và xử lý cán bộ vi phạm luật cán bộ, công chức. Đồng thời, kịp thời tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chính phủ sửa đổi kịp thời các vướng mắc.

Hai là: Chúng ta thật khẩn trương, tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng phải tập trung cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm ngươi đứng đầu. Từng cấp, từng ngành, từng địa phương Xây dựng quy trình hóa, cá nhân hóa trách nhiệm từng công việc, từng lĩnh vực, lấy hiệu quả thực sự làm cơ sở đánh giá cán bộ. Tiếp tục chỉ đạo siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong toàn hệ thống chính trị, nhấn mạnh việc phân công, giao nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ thời hạn, đi liền với thường xuyên kiểm tra, giám sát. Khi mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương đều quan tâm, kiên quyết thực hiện cá thể hóa trách nhiệm, chắc chắn sức mạnh của hệ thống chính trị sẽ ngày càng được củng cố.

Ba là, đề nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường thực hiện chức năng giám sát, chất vấn, tái chất vấn và yêu cầu giải trình nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo.

Qua các Phương tiện thông tin đại chúng, đại biểu Trần Văn Khải kêu gọi toàn thể các công chức trên cả nước hãy chuyển biến thật nhanh, theo kịp tình hình, bằng tác phong phục vụ hãy hành động bằng mong muốn, khát khao đưa Bộ ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, quê hương mình phát triển đột phá cùng đất nước vượt qua khó khăn, phát triển nhanh và bền vững.

Nếu không có mức lương phù hợp thì cán bộ sẽ ra ngoài làm, mất đi nguồn lực

Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình lưu ý đến vấn đề lao động. Đây là một trong 3 trụ cột cho phát triển nhưng hiện nay còn lãng phí nguồn nhân lực. Chỉ tiêu năng suất lao động đều nhiều năm không đạt.

Đề nghị áp dụng thuế xuất 8% đối với ô tô
Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Từ thực trạng trên, đại biểu Nguyễn Vân Thân đề nghị có kiểm điểm xem xét lại năng suất lao động không đạt là do đâu? Do người lao động, cán bộ công nhân viên chức không chịu làm việc hay do quản lý? So với các nước xung quanh thì năng suất lao động của nước ta là mức rất thấp, gần như là cận dưới. Đại biểu Nguyễn Văn Thân nêu rõ đây là nguồn lực cực kỳ lớn mà chúng ta đang bỏ qua. Đại biểu đề nghị đối với cán bộ công chức viên chức cần quan tâm đến cơ chế tăng lương và nên coi tăng lương là đầu tư vào con người, không thể để có tư tưởng trả lương như nào thì làm việc như thế. Nếu không có mức lương phù hợp thì cán bộ sẽ ra ngoài làm, mất đi nguồn lực.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân chỉ rõ trong bối cảnh ngân hàng không thể cho vay nếu không có thế chấp nhưng thực tế có rất nhiều các quỹ như Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học công nghệ…và nhiều các quỹ tài chính ngoài ngân sách khác nhưng các quỹ này lại không phát huy được tác dụng. Vậy thì cần xem lại cơ chế về cho vay, cơ chế bảo lãnh.

Cụ thể những lãng phí như chậm giải quyết xử lý trong 12 dự án đắp chiếu hay tồn dư ngân sách nhà nước lớn để trong ngân hàng mà không được sử dụng, quay vòng , trong khi doanh nghiệp đang thiếu tiền, nhiều dự án đầu tư công thiếu vốn, còn nước ta vấn phải đi vay.

Liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Văn Thân ghi nhận Chính phủ đã rất nỗ lực trong quản lý, xử lý những vấn đề trong thời gian qua. Nhưng cần xem xét giãn thời gian để cho doanh nghiệp thực hiện chính sách đến hạn trả nợ, để cho doanh nghiệp tìm cách khắc phục hậu quả, để bù lại thất thoát.

Các doanh nghiệp gặp chất chồng khó khăn, cần được quan tâm, hỗ trợ

Phát biểu về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022, đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, đằng sau cộng đồng doanh nghiệp là người lao động và các gia đình, của người dân nói chung.

Đề nghị áp dụng thuế xuất 8% đối với ô tô
Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường chỉ là phần nổi của tảng băng, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng gặp phải khó khăn chồng chất. Đây chính là phần chìm của tảng băng, rất cần được quan tâm, tháo gỡ. Hiện tại khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là thị trường, thị trường khó khăn dẫn đến tồn kho gia tăng, thiếu khả năng thanh khoản, nợ tăng cao, gây tác động dây chuyền lớn. Để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, cần sử dụng một biện pháp quan trọng là giảm thuế, thúc đẩy thị trường phát triển.

Thị trường thế giới đang khó khăn, nên việc tác động vào thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều thách thức, các biện pháp xúc tiến thương mại, đầu tư, mở mang thị trường sẽ không có nhiều tác dụng. Thị trường chúng ta có thể tác động được là thị trường trong nước. Trong những tháng qua, dù thị trường có tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, tuy nhiên, vẫn còn trong xu thế suy giảm. Kích cầu thị trường trong nước là giải pháp quan trọng. Giảm thuế giá trị gia tăng sẽ vừa giúp khoan sức dân, làm người tiêu dùng bớt khó khăn, đồng thời tác động ngay vào thị trường của các doanh nghiệp.

Về ngân sách nhà nước, đại biểu cho rằng có điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách này, thậm chí với quy mô rộng hơn. Đánh giá cao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý thời gian qua, đại biểu cho rằng, dư địa chính sách tài chính cho đến nay còn rất nhiều, do vậy, cần mở rộng chính sách tiền tệ để yểm trợ cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Ngọc Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ông Trần Anh Chung được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa với tỷ lệ phiếu bầu đạt 100%.
Việt Nam và Cuba tiếp tục giáo dục các thế hệ trẻ hai nước để gìn giữ vun đắp cho tình hữu nghị anh em

Việt Nam và Cuba tiếp tục giáo dục các thế hệ trẻ hai nước để gìn giữ vun đắp cho tình hữu nghị anh em

Sáng 25/9/2023, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân và Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernández (Ết-xtê-ban La-xô Ết-nan-đết) và đoàn Đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba nhân dịp thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro tới vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam (9/1973 – 9/2023).
Việt Nam tiếp nhận quyền đăng cai  Hội nghị thượng đỉnh P4G năm 2025

Việt Nam tiếp nhận quyền đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G năm 2025

Từ ngày 22-23/9/2023, thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ ba tại Bogota, Colombia.
“Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”

“Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”

Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” dự kiến diễn ra ngày 29/9, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thành phố Hà Nội và Quảng Châu ký kết Bản ghi nhớ tăng cường hợp tác

Thành phố Hà Nội và Quảng Châu ký kết Bản ghi nhớ tăng cường hợp tác

Tiếp tục chương trình chuyến thăm, làm việc tại Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND TP Hà Nội và chính quyền TP Quảng Châu (tỉnh Quảng Đô
Hà Nội: Sẵn sàng cho vòng chung khảo Hội Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Hà Nội: Sẵn sàng cho vòng chung khảo Hội Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Sáng 26/9/2023, Sở Tư pháp Hà Nội - Cơ quan Thường trực Ban tổ chức cuộc thi Hòa giải viên giỏi TP đã tổ chức cuộc họp công tác chuẩn bị cho Đội thi tham gia Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV vòng chung khảo.
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Trao thẩm quyền vượt trội là phù hợp

Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Trao thẩm quyền vượt trội là phù hợp

TS. Hoàng Thị Ngân, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Hành chính Nhà nước và Công vụ Văn phòng Chính phủ đã tham gia góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đưa ra một số đề xuất về thẩm quyền của chính quyền thành phố (TP) và chế độ công vụ.
Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Hội thảo khoa học Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được tổ chức ngày 29/9/2023 tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Đề xuất hình thức, cách thức ưu đãi thuế phù hợp

Đề xuất hình thức, cách thức ưu đãi thuế phù hợp

TS. Vũ Nhữ Thăng - Phó Chủ tịch Phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông đưa ra nhiều đề xuất để tạo tính đột phá, vượt trội cũng như thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động