Dấu hiệu nhận biết suy tim
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSuy tim là gì?
Suy tim là tình trạng tim bị suy yếu, nguyên nhân có thể do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng tim làm cho tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đủ cho các nhu cầu của cơ thể. Khi bị suy tim, người bệnh sẽ bị mệt mỏi và khó thở, giảm khả năng lao động nhất là các hoạt động cần gắng sức như đi bộ, leo cầu thang…Ngoài ra người bệnh bị suy tim nặng rất dễ tử vong do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù.
Đây là bệnh lý thường gặp và nguy hiểm. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị bệnh đúng và kịp thời sẽ làm giảm biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Theo thống kê Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim.
Dấu hiệu nhận biết suy tim
Dấu hiệu nhận biết suy tim ở mỗi người một khác, chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc diễn tiến âm thầm trong nhiều ngày. Các dấu hiệu nhận biết suy tim điển hình nhất là:
- Khó thở: Đây là biểu hiện điển hình hay gặp nhất. Người bệnh có thể khó thở khi đang hoạt động hay nghỉ ngơi.
- Mệt mỏi: Người bệnh hay cảm thấy cơ thể mệt mỏi, yếu, hụt hơi trong sinh hoạt hàng ngày.
- Phù chân: Người bệnh có thể bị sưng vùng mắt cá chân do bị tích nước. Phù có thể nặng hơn vào cuối ngày.
Ngoài ra người bệnh có thể gặp các dấu hiệu nhận biết suy tim khác như:
- Thay đổi về cân nặng;
- Nhịp tim nhanh và loạn;
- Ho dai dẳng và có thể có máu;
- Thở khò khè;
- Đầy hơi, chướng bụng;
- Hay chóng mặt, thậm chí ngất xỉu…
- Một số người bệnh còn lo lắng, mất ngủ…
Suy tim ở người cao tuổi rất dễ gây đột tử
Suy tim làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi bị suy tim người bệnh mệt mỏi thường xuyên, hoa mắt, chóng mặt, đau ngực do thiếu oxy; ho, phù chi do ứ trệ tuần hoàn… Các biểu hiện này khiến cho sinh hoạt của người bệnh bị hạn chế và ảnh hưởng rất nhiều.
Ở người bệnh suy tim mạn tính sẽ có đợt suy tim nặng khiến người bệnh khó thở nên cản trở mọi sinh hoạt. Các biểu hiện suy tim cấp tính này có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không nhập viện điều trị kịp thời.
Chính vì vậy, người bệnh suy tim dễ có các cơn rối loạn nhịp tim đột ngột có thể gây đột tử.
Bệnh nhân suy tim nên là gì?
Khi được chẩn đoán suy tim, bệnh nhân cần được người thân giúp đỡ thực hiện chỉ định của các bác sĩ điều trị (dùng thuốc, chế độ ăn, tập luyện…). Vì nếu suy tim ở giai đoạn cuối, chất lượng cuộc sống của người bệnh rất thấp. Người thân cần động viên tinh thần và cố gắng tạo những tiện nghi tốt nhất cho người bệnh.
Để phòng suy tim cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, theo dõi điều trị các bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim, điều trị can thiệp sớm các bệnh van tim trước khi tim bị suy hoặc còn đang suy ở mức độ nhẹ.
Điều trị các yếu tố nguy cơ như kiểm soát tốt huyết áp, điều trị rối loạn mỡ máu, điều trị tốt các bệnh phổi mạn tính kèm.
Nếu đã có suy tim nên được theo dõi và điều trị tại một cơ sở chuyên khoa đáng tin cậy để tránh suy tim tiến triển nặng thêm.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại