Thứ sáu 20/09/2024 23:40

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày nay, bạo lực học đường đã không còn là vấn đề xa lạ. Đáng buồn hơn là hành vi này đang tồn tại trong mọi ngóc ngách của từng phòng học. Có thể thấy, bạo hành học đường gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thể xác cũng như tinh thần của một học sinh. Vậy dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường?
Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường?
Bạo lực học đường đang tồn tại trong từng phòng học. (Ảnh minh hoạ)

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ), bạo hành học đường là một phần trong vấn đề bạo lực giới trẻ, xoay quanh các nhóm đối tượng từ 6 đến 24 tuổi. Với vấn đề này thì bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất (đánh đập, xô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…).

Nguyên nhân và cách nhận biết trẻ bị bạo lực học đường

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bạo lực học đường gia tăng. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là do đặc điểm tâm lí lứa tuổi (tính hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân); những mâu thuẫn phát sinh qua giao tiếp; học sinh học bị ảnh hưởng bởi cảnh bạo lực trong phim ảnh, sách báo; bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm giáo dục con em về ý thức phòng tránh bạo lực.

Nguyên nhân khách quan có thể kể đến như: các hình thức kỷ luật về bạo lực học đường chưa có tính răn đe giáo dục đúng mức; bị bạn bè lôi kéo; sống trong gia đình thường xuyên có hành vi bạo lực hoặc bị gia đình tạo nên áp lực điểm số, thành tích,…

Việc phát hiện và ngăn ngừa bạo lực học đường là rất cần thiết để trẻ có được môi trường học tập an toàn, hiệu quả. Việc nhận biết trẻ bị bạo lực học đường không phải là chuyện dễ dàng. Đặc biệt là đối với các gia đình bận rộn, không có thời gian chăm lo và quan tâm tới con trẻ.

Trẻ bị bạo lực học đường thường có xu hướng giữ im lặng vì bị đe dọa, lo lắng tiếp tục bị đánh. Trang Raising Children liệt kê 4 dấu hiệu nhận biết trẻ đang là nạn nhân của bạo lực học đường.

Dấu hiệu đầu tiên là bất thường về tâm lý: Trẻ sẽ có các dấu hiệu bất ổn về tâm lý như ở trên lớp không muốn nghe giảng, trầm lặng, không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, nói dối cha mẹ, thầy cô, tỏ ra mệt mỏi, không có hứng thú với bất kỳ cái gì, chán nản… Dần dần các bạn ấy sẽ có những biểu hiện bất thường trầm trọng hơn như việc không muốn ăn uống, mất ngủ do gặp ác mộng, thì đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ con có thể bị bạn bạo hành.

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường?
Cha mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo lực học đường. (Ảnh minh hoạ)

Hai là, xuất hiện vết thương trên người: Cơ thể thường xuyên có những vết bầm tím, bị thương… trẻ luôn kêu mệt mỏi, đau đớn trong người. Chúng ta có thể để ý các vùng mặt, lưng, tay, chân của trẻ. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ nói là bị ngã xe và tất nhiên lý do đó chỉ có thể dùng 1 vài lần, không thể dùng mãi được. Vì vậy chúng ta nên thường xuyên quan sát các biểu hiện về mặt cơ thể của trẻ hay các vết thương có trên người trẻ. Quần áo của trẻ cũng thường xuyên sẽ có dấu hiệu xộc xệch, bị rách, bị bẩn do bị đánh đập, kéo quần áo.

Ba là, liên tục hỏng, mất đồ: Đồ dùng học tập của trẻ thường xuyên bị mất bị hỏng không rõ nguyên nhân. Khi nói thì có thể trẻ nói để quên hoặc đánh rơi. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại không để ý điều đó nhiều lắm, sẽ mắng và cho rằng trẻ không biết giữ đồ của mình. Nhưng đây là một trong những dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị tấn công bởi bạo lực học đường, và điều phụ huynh là cần có sự hiểu, tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại vậy.

Bốn là, xa lánh, tách biệt với bạn bè, gia đình: Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, thích tách biệt với mọi người, không thích giao du, tiếp xúc với ai, không muốn tham gia các hoạt động chung của gia đình hay thậm chí nhắc đến bạn bè như trước, rất có thể là một "báo động đỏ" mà phụ huynh cần để tâm.

Cha mẹ cần bảo vệ con như thế nào khi con bị bạo lực học đường?

Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Bệnh viện Nhi đồng TP HCM đưa ra lời khuyên: "Khi phát hiện ra con mình đang bị bạo lực học đường thì điều đầu tiên phụ huynh cần làm đó là bình tĩnh để lắng nghe, phân định để biết điều gì đang diễn ra. Phụ huynh cần lắng nghe con, khuyến khích con nói lên tiếng nói của mình, cảm xúc và suy nghĩ của con. Giúp con cải thiện được những khó khăn, căng thẳng trong mối tương quan đối với thầy cô và bạn bè. Đưa ra bài học kinh nghiệm cho con, để trong tương lai nếu như vô tình con lại là nạn nhân của bạo lực học đường thì con sẽ biết nên trao đổi với ai, ứng xử như thế nào".

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị bạo lực học đường?
Phụ huynh cần lắng nghe con, khuyến khích con nói lên tiếng nói của mình. (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, các kỹ năng sống là vô cùng cần thiết với các em học sinh, thay vì để xảy ra xích mích, các em sẽ có hướng giải quyết “ ôn hòa”. Đồng thời, Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các vụ việc về bạo lực học đường với các thành phần liên quan để tạo sức răn đe cho mọi người.

Bạo lực học đường là một vấn đề chung của toàn xã hội, trong đó vai trò của cha mẹ, giáo viên và nhà trường, bản thân học sinh có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bạo lực học đường, để chính các em học sinh hiểu ra mặt trái của bạo lực học đường, giúp đẩy lùi vấn nạn này, để môi trường giáo dục thật sự đúng với ý nghĩa và sứ mệnh của nó.

Giải pháp nào trước vấn nạn bạo hành trẻ em? Giải pháp nào trước vấn nạn bạo hành trẻ em?
Xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe Xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe
Điều tra vụ bé trai 18 tháng tuổi tử vong, nghi bị bạo hành Điều tra vụ bé trai 18 tháng tuổi tử vong, nghi bị bạo hành
Tìm người đàn ông nghi bạo hành với bé gái 4 tuổi ở khu vui chơi Tìm người đàn ông nghi bạo hành với bé gái 4 tuổi ở khu vui chơi
Chế tài xử lý những vụ việc đánh đập, bạo hành trẻ em vẫn còn chưa đủ sức răn đe?! Chế tài xử lý những vụ việc đánh đập, bạo hành trẻ em vẫn còn chưa đủ sức răn đe?!
Kim Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động