Thứ hai 25/11/2024 08:52

Dấu hiệu khởi sắc của du lịch Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong tháng 10, Hà Nội đón khoảng 5.000 lượt khách, tháng 11, đón khoảng 300 nghìn du khách. Dù vẫn chỉ chủ yếu là khách nội địa, dù giảm 56,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 844 tỷ đồng, giảm 50,5% so với cùng kỳ năm 2020 giảm chủ yếu là khách nội địa. Nhưng, số lượng du khách tăng dần sau thời gian giãn cách do dịch đã cho thấy thành phố đã triển khai nhiều sản phẩm du lịch mới phù hợp với tình hình thích ứng linh hoạt, an toàn với Covid-19.
Vườn quốc gia Ba Vì đón khoảng 25.000 lượt khách trong nửa đầu tháng 11. 								Ảnh: Khánh Huy
Vườn quốc gia Ba Vì đón khoảng 25.000 lượt khách trong nửa đầu tháng 11. Ảnh: Khánh Huy

Cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới thu hút khách du lịch nội địa

Từ ngày 14-10, Hà Nội cho phép một số hoạt động, dịch vụ được mở cửa trở lại như bảo tàng, công viên, cơ sở lưu trú, nên hoạt động du lịch đã được khởi động trở lại. Tính cả năm 2021, Hà Nội ước đón 4 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 53% lượng khách nội địa năm 2020 và bằng 36% kế hoạch đề ra từ đầu năm).

Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 11,28 nghìn tỷ đồng (bằng 40% tổng thu năm 2020 và bằng 23% kế hoạch đề ra).

Năm 2021, dịch Covid-19 hoành hành ở nhiều tỉnh thành, xác định chung sống an toàn, thích ứng linh hoạt với Covid-19, từ nhiều tháng qua, Hà Nội đã chủ động cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới tập trung thu hút khách du lịch nội địa như: Tour du lịch trải nghiệm “Đêm thiêng liêng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò; tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long; sản phẩm du lịch trải nghiệm dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học.

Cùng với đó, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang xúc tiến xây dựng tour du lịch nhằm khai thác vẻ đẹp Văn Miếu - Quốc Tử Giám về đêm, có áp dụng công nghệ 4.0.

Vào tháng 10, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội và Cty lữ hành Hanoitourist tổ chức khảo sát các điểm di tích, di sản quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ Hà Nội nhằm đánh giá tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch mới cho Thủ đô hậu làn sóng Covid-19 lần thứ 4.

Cũng trong những ngày cuối tháng 10, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Cty Lữ hành Hanoitourist khai trương tour du lịch “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”. Đây là tour du lịch đầu tiên của Hà Nội được khởi động lại sau làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 với phương châm “du lịch an toàn” trong trạng thái bình thường mới.

Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, Trung tâm cũng đang có định hướng đề xuất với TP Hà Nội và quận Đống Đa xây dựng phố Văn Miếu và phố Quốc Tử Giám thành phố đi bộ cuối tuần, trở thành không gian văn hóa, có hệ sinh thái gồm rất nhiều hoạt động văn hóa liên quan đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám…

Hâm nóng được nhu cầu du lịch của người dân và du khách

Theo số liệu cung cấp của một số bảo tàng, công viên, khu sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch trên địa bàn Hà Nội, từ ngày 1 đến 17-11, nhiều điểm đến đã có khách tham quan, trải nghiệm. Vườn quốc gia Ba Vì đón khoảng 25.000 lượt khách, Công viên Thủ Lệ đã đón khoảng 18.000 lượt khách tham quan, Bảo tàng dân tộc học đón khoảng 1.000 lượt khách, khu Tản Đà đón khoảng 1.000 lượt khách, Bảo tàng Lịch sử quân sự đón khoảng 600 lượt khách.

Bên cạnh đó, một số đơn vị du lịch đã xây dựng các sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách, tạo được sức hút nhất định như: Sản phẩm khám phá Hà Nội bằng xe đạp “VGreen Bike tour - Tinh hoa Tràng An” của CLB du lịch bền vững VGreen (Hội Lữ hành Hà Nội) hay một số sản phẩm caravan trải nghiệm các tỉnh, thành phố khác như Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Tây Bắc...

Hiện, Sở Du lịch Hà Nội đang tích cực triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá, tập trung nâng cao chất lượng điểm đến, đồng thời thanh tra kiểm tra các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho du khách.

Theo đó, Sở Du lịch đang đề nghị UBND một số quận, huyện phối hợp thực hiện quay hình, chụp ảnh các sản phẩm du lịch, cụm di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn bằng giao diện ảnh 360 độ, nhằm quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch Thủ đô chất lượng, an toàn, mến khách.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều hoạt động quảng bá du lịch bằng hình thức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như trên các kênh truyền hình, báo chí của trung ương, TP Hà Nội và trên website của Sở Du lịch Hà Nội.

Ngoài ra, Sở Du lịch cũng khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tăng cường phối hợp để đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú trên mạng xã hội Zalo, YouTube, Tiktok

Sở Du lịch Hà Nội cũng đã tham mưu trình UBND TP đề nghị ban hành Quy chế phối hợp quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP Hà Nội.

Đề nghị phê duyệt hồ sơ thiết kế ý tưởng, hồ sơ thiết kế sản xuất hệ thống biển chỉ dẫn du lịch, bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề và quà tặng lưu niệm du lịch Hà Nội; đề nghị xem xét cho phép và ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2021; đề nghị ban hành Kế hoạch Phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; đề nghị công nhận 2 điểm du lịch là điểm du lịch Phù Đổng tại huyện Gia Lâm và điểm du lịch Cổ Loa tại huyện Đông Anh.

Sở Du lịch đánh giá, tháng 11, các đơn vị kinh doanh du lịch đã nỗ lực thực hiện các hoạt động theo đúng chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Mặc dù lượng khách còn hạn chế, song nhiều sản phẩm du lịch mang hơi thở mới giới thiệu đợt này đã phần nào hâm nóng được nhu cầu du lịch của người dân và du khách. Khi dịch bệnh được khống chế, du lịch đảm bảo các điều kiện hoạt động, Hà Nội cũng sẽ tập trung phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa; nghiên cứu kinh nghiệm các nước về áp dụng mô hình bong bóng du lịch, hộ chiếu vắc xin để có thiết lập cơ chế hợp tác trao đổi khách quốc tế với các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh để dần phục hồi và phát triển thị trường khách quốc tế.
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khai mạc triển lãm nhiếp ảnh “Nguồn sống”

Khai mạc triển lãm nhiếp ảnh “Nguồn sống”

Chiều 24/11/2024, tại 43 Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc triễn lãm nhiếp ảnh “Nguồn sống” của nữ doanh nhân Hoàng Thị Bích Thảo, đồng thời là tác giả của hàng nghìn bức ảnh về mặt trời.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 cán đích với 300.000 lượt khách tham quan

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 cán đích với 300.000 lượt khách tham quan

Với quy mô tổ chức lớn, hơn 100 sự kiện văn hóa nghệ thuật cùng sự tham gia của 500 đơn vị, hơn 1.000 nhà sáng tạo, kiến trúc sư tạo dấu ấn mùa lễ hội thành công, khẳng định vị thế “Thành phố sáng tạo” của Hà Nội
Điều bất ngờ về thành tích "siêu khủng" của người đẹp Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024

Điều bất ngờ về thành tích "siêu khủng" của người đẹp Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024

Chung kết Miss Universe 2024 (Hoa hậu Hoàn vũ thế giới) diễn ra tại Mexico vào sáng nay (17/11, giờ Việt Nam). Vượt qua 124 người đẹp, Victoria Kjær Theilvig - đại diện Đan Mạch giành vương miện hoa hậu.
Nghệ sĩ 9X đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” cho các bệnh nhi khó khăn

Nghệ sĩ 9X đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” cho các bệnh nhi khó khăn

Thấu hiểu nỗi đau của nhiều bệnh nhi có gia cảnh nghèo khó, xót xa trước những gương mặt trẻ thơ trên tay đầy mũi kim, dây truyền thuốc đã thôi thúc giảng viên, nghệ sĩ piano Nguyễn Thị Mỹ Dung cần phải có hành động ý nghĩa. Dự án thiện nguyện đưa âm nhạc cổ điển “Viết tiếp ước mơ” ra đời nhằm gây quỹ ủng hộ các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện.
Bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

Bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

UNIQLO đã kết hợp với họa sĩ trẻ Chung Phạm trong BST UTme! mới mang chủ đề “Dân gian ký sự”, gồm bốn mẫu họa tiết độc đáo, lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc như tò he, đôi quang gánh, xe xích lô và nghệ thuật múa rối nước được tái hiện sống động trên từng họa tiết, mang đến hơi thở văn hóa đặc trưng, gần gũi nhưng đầy ấn tượng, hiện đại.
Độc đáo “tour sáng tạo” giữa lòng di sản Thủ đô

Độc đáo “tour sáng tạo” giữa lòng di sản Thủ đô

Lần đầu tiên thí điểm “tour sáng tạo” kết nối công trình di sản từng được coi là biểu tượng lịch sử văn hóa Thủ đô đã ghi dấu ấn đặc biệt cho du khách tham quan
Gìn giữ giá trị văn hóa qua con phố cổ

Gìn giữ giá trị văn hóa qua con phố cổ

Hà Nội 36 phố phường, cái tên đã định vị thương hiệu cho mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Hà Nội xưa và nay đi vào tiềm thức của nhiều người với những nét giản dị, mộc mạc nhất từ những cái tên như Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Muối, Hàng Chiếu… Mỗi cái tên là đại diện cho mặt hàng chủ yếu được các tiểu thương trao đổi buôn bán.
Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương: bản giao hưởng của ước vọng và những ẩn ức

Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương: bản giao hưởng của ước vọng và những ẩn ức

Cái tên Bảo tàng văn hóa nghệ thuật Đông Dương ở thành phố biển Hải Phòng dường như đã và đang tạo ra như một điểm nhớ để tìm về những giá trị lịch sử, những giá trị văn hóa của dân tộc Việt suốt dặm dài thời gian, sau những vần vũ biến thiên của lịch sử.
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi tri ân các nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp "trồng người".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động