Thứ bảy 21/12/2024 22:11

“Cuộc chiến” giữa hàng chính hãng và hàng xách tay - Kỳ cuối: “Trận chiến” còn dai dẳng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Pháp luật hiện hành không có quy định về hàng xách tay. Khái niệm này được NTD tự hiểu. Tuy nhiên, theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng xách tay được xếp vào là hàng nhập lậu.

Theo đó, hàng nhập lậu trong Nghị định được quy định, gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu; Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng…

cuoc chien giua hang chinh hang va hang xach tay ky cuoi tran chien con dai dang
Trận chiến giữa hàng chính hãng và hàng xách tay sẽ còn dai dẳng. Ảnh minh họa

Quy định đã rõ ràng là thế nhưng cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù ý thức được mình đang mua dạng hàng hóa thế nào, nhưng phần lớn NTD vì những lý do khác nhau vẫn chọn hàng xách tay thay vì hàng chính hãng. Cái tâm lý mua rẻ hoặc sở hữu những sản phẩm mà theo nhiều NTD nghĩ, hàng nội địa chất lượng sẽ tốt hơn hàng xuất sẽ là mấu chốt để họ chọn hàng xách tay. Hay thậm chí mua hàng xách tay để sớm sở hữu một món đồ để kịp bắt “trent” với xu hướng thế giới.

Và kể cả các chiêu bài giảm giá, khuyến mại, tặng quà hoặc đảm bảo rất nhiều lợi ích khi mua hàng chính hãng được các hãng có mặt tại Việt Nam tính toán và tung ra liên tiếp, thì cũng chưa thực sự chinh phục được nhiều NTD thuộc hệ… “bảo thủ”.

Nhìn ở góc độ thị trường, việc sử dụng mọi “chiêu trò”, tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm bằng các chế độ hậu mãi và chế độ chăm sóc khách hàng tối ưu thì khách hàng là người hơn hết được hưởng lợi. Từ đó cũng phải nhìn nhận rằng, hàng xách tay đều góp phần đem đến cho khách hàng thêm lựa chọn khi mua sắm. Và là “động lực” để các hãng có mặt tại Việt Nam, các nhà phân phối hàng nghiêm túc hơn trong việc buôn bán sản phẩm.

Để “chiến đấu” với hàng xách tay, các nhà phân phối buộc phải ý thức được rằng, việc gian lận trong mua bán, các chiêu trò trộn hàng, hoặc lấy thương hiệu chính hãng để o ép khách hàng sau khi bán… không bao giờ khiến DN “sống khỏe”. Mà thay vào đó, việc cung cấp sản phẩm một cách nghiêm túc, có tâm mới là cái để DN sống còn.

Và rộng hơn nữa, “cuộc chiến” giữa hàng chính hãng và hàng xách tay còn khiến các nhà sản xuất chú trọng đến thị trường Việt Nam nhiều hơn.

Nhóm ngành hàng chính hãng đang có lợi thế từ Nghị định 98/2020/NĐ-CP, bởi ngoài xác định nhóm hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, Nghị định còn quy định cụ thể các trường hợp, đồng thời tăng nặng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.

Tuy nhiên, có “chiếm lĩnh” được thị trường hay không không chỉ phụ thuộc vào sự cố gắng, chấn chỉnh của nhà sản xuất, phân phối, mà ở đây còn phụ thuộc vào toàn bộ các hệ thống liên quan. Thay đổi thói quen của một lớp NTD, lấy lại niềm tin và ngăn chặn tận gốc hàng xách tay tiếp tục là những cái phải làm.

Bởi theo nhiều chuyên gia, việc tăng mức xử phạt sẽ không có nhiều tác dụng đối với việc kiểm soát kinh doanh hàng xách tay, bởi với lợi nhuận do kinh doanh sản phẩm này từ những cơ sở lớn, số lượng hàng hóa bán ra nhiều, đôi khi người ta sẵn sàng đánh đổi vì số tiền phạt chỉ bằng một phần số lợi nhuận mang lại…

Vậy nên, nếu chưa có một biện pháp xử lý tận gốc, có lẽ “cuộc chiến” giữa hàng chính hãng và hàng xách tay vẫn sẽ còn tiếp diễn.

Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động