Công khai dự án, quỹ đất, trình tự thủ tục phát triển nhà ở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên6 tháng đầu năm, phân khúc DA khu du lịch nghỉ dưỡng tăng trưởng tốt. Ảnh: K.H |
Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 784.575 tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng đối với các DA đầu tư xây dựng khu đô thị, DA phát triển nhà ở đạt 182.263 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 23,2% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Dư nợ tín dụng đối với các DA khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 34.618 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 78.861 tỷ đồng, còn dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh BĐS khác đạt 207.651 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,5% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS...
6 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua CP của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành kinh doanh BĐS đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành và lĩnh vực BĐS nói riêng sẽ tiếp tục được cải thiện khi Việt Nam cũng như các nước trở lại trạng thái bình thường sau đại dịch.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng DN kinh doanh BĐS thành lập mới là 5.296 DN, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm 2021; số DN kinh doanh BĐS quay trở lại hoạt động là 1.409 DN, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trước nhiều động lực tăng trưởng, DN BĐS cũng hướng đến những kế hoạch lạc quan để tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm 2022, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ các DA và mở rộng quỹ đất.
Ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ
Theo chuyên gia BĐS Nguyễn Mạnh Tường, công suất thuê phòng khách sạn toàn thị trường trong quý II/2022 tăng so với quý trước khi nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng tăng cao vào dịp hè và sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc mở cửa du lịch quốc tế và sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 31 cũng đã khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển, qua đó thúc đẩy sự hồi phục và phát triển của thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Giá thuê phòng khách sạn bình quân toàn thị trường trong quý II/2022 tăng khoảng 5-7% so với quý trước.
Trong quý II/2022, trên địa bản cả nước ghi nhận nguồn cung mới từ một số khách sạn 4-5 sao, khu nghỉ dưỡng được khai trương và đi vào hoạt động như: Radisson Hotel Danang 5 sao tại Đà Nẵng, Holiday Inn Resort Ho Tram Beach 5 sao tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số DA BĐS nghỉ dưỡng được mở bán mới trong nửa đầu năm và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư như: Fusion Resort & Villas Đà Nẵng, The Filmore Da Nang, Aria Đà Nẵng Hotel and Resort (tại Đà Nẵng); Cam Ranh Bay Hotels & Resorts (tại Khánh Hòa); The Ocean Villas Quy Nhơn, Maia Resort Quy Nhơn (tại Bình Định),…
Cùng với sự phát triển của các DA khách sạn 4-5 sao, ở mảng DA khu du lịch nghỉ dưỡng cũng tăng đáng kể, nếu như Quý I/2022 chỉ có 1 DA dạng này được hoàn thành thì bước sang quý II/2022 có tới 14 DA được đưa vào sử dụng.
Phân tích về phân khúc DA khu du lịch nghỉ dưỡng, chuyên gia BĐS Nguyễn Mạnh Tường chỉ ra sự khác biệt, trong tổng số 71 DA đang triển khai xây dựng với 17.757 căn hộ du lịch và 4.321 biệt thự du lịch tập trung chủ yếu tại Khánh Hòa (26 DA), Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi (14 DA); số lượng DA bằng khoảng 136,5% so với quý I/2022 và bằng khoảng 131,5% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, Hà Nội là địa phương gần như không có DA mới ở phân khúc này được đưa vào sử dụng hay đang ở giai đoạn triển khai xây dựng.
Mới đây, trong công bố thông tin về nhà ở và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho rằng, muốn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia đầu tư nhà ở, BĐS thì việc đầu tiên các địa phương cần làm là công khai danh mục DA, quỹ đất, trình tự thủ tục phát triển nhà ở, BĐS trên địa bàn. Cùng với đó, cần công khai thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các DA phát triển cơ sở hạ tầng, các DA BĐS, đặc biệt là các DA lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Tiếp tục rà soát lập danh mục các DA nhà ở, BĐS trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với các DA đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai. Trên cơ sở đó, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các DA nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường.
Ở lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp BĐS, cần theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường phát triển một cách ổn định, lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế. Tín dụng đối với lĩnh vực BĐS cũng phải được kiểm soát tốt, tránh rủi ro kép, ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh BĐS…
Theo Bộ Xây dựng, trong quý II/2022, tổng lượng giao dịch là 69.079 giao dịch, nguồn cung BĐS có 27.160 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch. Phân khúc nhà ở chung cư, nhà riêng lẻ, đất nền hầu như không phát sinh lượng tồn kho. Lượng tồn kho BĐS hầu như chỉ có ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng và đặc biệt là đối với các DA ở vị trí có điều kiện hạ tầng không thuận lợi và thuộc về nhà đầu tư thứ cấp. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại